Sáng nay (5/9), Tòa cũng triệu tập bổ sung 4 người có quyền và nghĩa vụ liên quan vụ án đến phiên xử. Họ gồm: ông Bùi Văn Hải - cựu Trưởng ban kiểm soát Oceanbank, ông Võ Quang Huy - Kế toán trưởng Vietsovpetro, ông Nguyễn Hữu Tuyến - cựu Tổng giám đốc Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) và ông Từ Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Vietsovpetro.
Trong 5 ngày thẩm vấn vừa qua, khi được hỏi về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Hà Văn Thắm thừa nhận có bàn bạc, chỉ đạo thuộc cấp chi lãi ngoài. Theo cáo buộc, việc chi lãi ngoài của Thắm và đồng phạm trên toàn hệ thống khiến Oceanbank thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng.
Tại các buổi xét hỏi, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) thừa nhận có nhận khoảng 300 tỷ đồng (hơn 200 tỷ từ Oceanbank và 69 tỷ đồng từ Công ty BSC) để chi đối nội, đối ngoại. Bị cáo khẳng định không tư lợi đồng nào.
Sơn phân trần với HĐXX rằng số tiền trên một phần ông ta đưa cho Ninh Văn Quỳnh (phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam) để ông ta chuyển cho PVN, thứ trưởng, bộ trưởng, chuyên viên các bộ ngành...
Một trong những điểm đáng chú ý là trong thời gian phiên xử đang diễn ra, mở rộng điều tra giai đoạn 2 về những sai phạm xảy ra tại Oceanbank, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố thêm 5 người, trong đó có Ninh Văn Quỳnh. Các bị can bị khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng khai từng chuyển tiền chi chăm sóc khách hàng cho lãnh đạo Vietsovpetro. Cụ thể, Nguyễn Xuân Sơn tặng quà cho “anh Huy và Tuyến Tổng giám đốc, không nhớ số lượng cụ thể, 10.000-20.000 USD hoặc 300 triệu đồng””.
Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Nguyễn Minh Thu là người tiếp theo được gọi lên trình bày việc chuyển tiền cho lãnh đạo Vietsovpetro.
Bị cáo Thu cho biết, một năm định kỳ đến gặp 4 lần kế toán trưởng và Tổng giám đốc Vietsopertro.
Bị cáo đến để thực hiện chính sách khách hàng và cảm ơn. Với kế toán trưởng Vietsovpetro bị cáo có nói về chính sách chăm sóc khách của của Oceanbank.
Bị cáo Nguyễn Minh Thu cho biết chuyển tiền cho Vietsovpetro theo tỷ lệ 70% - 30% (kế toán trưởng 70, tổng giám đốc 30).
"Đến với khách hàng lớn như Vietsopetro bị cáo nhớ là 1 năm 4 lần, theo tỷ lệ thanh toán của chủ tịch Thắm và chị Thủy. Trong những lần đến Vietsovpetro, bị cáo gặp Tổng giám đốc Từ Thành Nghĩa 2-3 lần để gửi quà cảm ơn. Tổng số tiền chuyển từ tháng 7-2012 và tháng 6-2014 là 22,7 tỷ, trong đó kế toán trưởng nhận 15-16 tỷ, còn lại là ông tổng giám đốc nhận”, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank nói không nhớ con số chính xác nhưng đã cung cấp số liệu cho cơ quan điều tra.
Sau khi nghe lời khai của các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu và giám đốc Oceanbank chi nhánh Vũng Tàu, Kế toán trưởng Vietsovpetro Võ Quang Huy, Tổng giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Hữu Tuyến, người kế nhiệm ông Tuyến là ông Từ Thành Nghĩa đều khẳng định không nhận bất cứ khoản quà nào từ Oceanbank.
HĐXX tạm nghỉ. 8h ngày mai (6/9) sẽ tiếp tục
Luật sư hỏi đại diện CB
Thời điểm Trung Dung chuyển số tiền 500 tỷ sang 2 TK nhưng lại tiếp tục xin phong tỏa TK thì TK của Trung Dung còn tiền hay không?
Sau khi Trung Dung chuyển số tiền 403,2 tỷ và 96,8 tỷ đồng vào 2 tài khoản thì trong TK của Trung Dung không còn tiền. Chúng tôi thực hiện lệnh phong tòa TK của Trung Dung đều theo yêu cầu của Trung Dung. Thời điểm hiện nay số dư của Trung Dung là khoảng 498 triệu đồng.
Theo người đại diện của CB, Trước ngày 22/6/2013, TK của ông Danh chuyển vào Cty Trung Dung 500 tỷ. Trung Dung xin xác nhận số dư – Đại Tín xác nhận số dư. Trên thực tế Đại Tín không có xác nhận phong tỏa. Sau đó, Trung Dung ủy nhiệm chi chuyển tiền. Tiếp tục, Trung Dung lại gửi công văn sang Đại Tín yêu cầu phong tỏa tài khoản.
Luật sư hỏi Đại diện OJB, số tiền 500 tỷ cho Trung Dung vay đến nay không có khả năng thu hồi hoàn toàn do Đại tín có biên bản cam kết 3 bên bà có đề nghị gì?
Tôi tham gia phiên tòa là nguyên đơn dân sự. Trong vụ việc này, Trung Dung vay OJB tiền nên đề nghị HĐXX làm rõ CB trong cam kết ba bên, nếu có liên đới sẽ chịu trách nhiệm hoàn trả lại số tiền cho OJB.
Đại diện Ngân hàng xây dựng (VNCB nay là CB) - bà Vũ Thị Hương Thảo - Cty Luật Hoa Thảo và cộng sự - Đoàn Luật sư TP Hà Nội là đại diện được ủy quyền tới tham dự phiên tòa cho CB.
Ngân hàng Đại Tín không nhận được biên bản ba bên và không biết biên bản 3 bên đó. Hợp đồng cho mượn tài sản giữa ông Danh và nhóm bà Phấn nên CB không biết.
Việc Đại Tín có xác nhận số dư Cty Trung Dung theo các văn bản thì Cty làm theo yêu cầu của Trung Dung.
Nếu không có số dư trong tài khoản thì có xác nhận được không?
Trên thực tế không có số dư thì không thể xác nhận.
22/6/2013 số dư có phải là có hơn 500 tỷ hay không?
Ngày hôm đó Trung Dung xin xác nhận số dư thì CB đã xác nhận vào thời điểm đó có số tiền như vậy.
Số tiền đó còn tồn tại đến bao giờ?
Qua kiểm tra, trong ngày 22/6/2013 sau thời điểm xác nhận số dư thì từ TK của Phạm Công Danh đã chuyển về Cty Trung Dung 500 tỷ đồng. Sau đó Trung Dung đã thực hiện ủy nhiệm chi vào 2 TK khác.
Về sau Trung Dung lại xin được phong tỏa tài khoản. Chúng tôi đã thực hiện đúng theo yêu cầu của khách hàng.
Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn
Qua quá trình kiểm tra nhưng không xác nhận số dư tài khoản của Đại Tín thì tiến hành giải pháp gì?
Đến thời hạn thì sẽ phải nhắc.
Trước khi BSC hoạt động thì OJB có phải thông qua một NH nào khác không?
Tất cả các khoản vay của chi nhánh không được cho vay vượt quá định giá 2 lần vay. Thời điểm này không còn NH nào vay tiền của NHNN đến mức 2 lần vay. Bị cáo cũng đã nói với anh Thắm phải thông qua một Cty khác thì mới cho vay được.
Luật sư tiếp tục hỏi Phạm Công Danh
Tháng 11/2012 mặc dù đã có thỏa thuận mua NH Đại Tín nhưng đã có quyền quản trị điều hành NH này chưa?
Năm 2012 tôi chưa nắm quyền điều hành. Tuy nhiên tôi có bỏ tiền cá nhân vào để CSKH. Bà Sáu Phấn với tư cách là cổ đông nhưng tất cả mọi hoạt động của Đại Tín đều do bà Sáu Phấn điều hành. Bà Phấn nợ tiền các phòng giao dịch, chi nhánh tôi cũng đã bỏ 25 tỷ để chi CSKH.
Phạm Công Danh trả lời luật sư
Theo bị cáo, người soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng NH Đại Tín giữa Phạm Công Danh và Hứa Thị Phấn, là Phan Thành Mai – cựu TGĐ Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Về khoản tiền vay 500 tỷ trong đại án Oceanbank, theo Danh, do bị cáo Sáu Phấn yều cầu vay để cân đối thanh khoản của NH Đại Tín. Thời điểm đó, thanh khoản của Đại Tín rất xấu. Danh cho rằng, người thụ hưởng khoản tiền 500 tỷ này, Hứa Thị Phấn là người thụ hưởng, bản thân Danh không trực tiếp tham gia, không trao đổi. Danh cho rằng, giữa Oceanbank với NH Đại Tín có thỏa thuận về phong tỏa số tiền này, việc mất 500 tỷ là trách nhiệm của Đại Tín, nên đề nghị HĐXX thu hồi để trả lại cho Oceanbank. Việc đứng ra mượn 500 tỷ, bằng tài sản đảm bảo của Công ty Trung Dung và tài sản thế chấp của Hứa Thị Phấn, Danh cho hay, chính bị cáo Phấn muốn cho Danh mượn tài sản. Mục đích vay tiền là chuyển khoản thanh toán nghĩa vụ của bị cáo Phấn với NH Đại Tín. Trong khoản vay 500 tỷ, ngoài dùng tài sản đảm bảo ảo của Công ty Trung Dung, còn dùng tài sản đảm bảo là tài sản gồm cổ phiếu Công ty SSG và hai dự án biệt thự tại TP.HCM do nhóm Hứa Thị Phấn làm chủ. Tài sản cổ phiếu của SSG thì chưa lên sàn, còn dự án biệt thự ở Sài Gòn thì chưa được cấp sổ đỏ. |
Số tiền đầu tư 1.300 tỷ đồng để đầu tư vào SVĐ Chi Lăng và đã hoàn trả lại cho Thắm?
Đúng như những lời bị cáo khai tại CQĐT
Hợp đồng cho mượn tài sản, các bên có cam kết chuyển 500 tỷ vào tài khoản phong tỏa vào Đại Tín?
Tôi không trực tiếp làm
Bị cáo Vân – nguyên GĐ Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Số tiền chi nhánh chi lãi ngoài có thu hồi thêm khoản nào nữa không?
Có thêm 2 khách hàng khắc phục thêm 1,8 tỷ. Tính tổng cộng là hơn 4 tỷ đồng tiền khắc phục
Bị cáo nhận bao nhiêu?
590 triệu. Trực tiếp chi 2,3 tỷ.
Số tiền trên 17 tỷ bị cáo buộc liên đới chịu trách nhiệm, bị cáo nghĩ gì?
Bị cáo không nghĩ đó là việc sai phạm pháp luật, bị cáo chỉ chi trực tiếp 2,3 tỷ còn lại là do nhân viên. Mong HĐXX cho bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự.
Luật sư hỏi bị cáo Trần Văn Bình
Bị cáo được bà Phấn cho mượn tài sản hay nhận chỉ đạo của ông Danh?
Bị cáo không biết cũng không nhận chỉ đạo. Bộ phận kế toán tài chính đưa ra cho bị cáo ký thì bị cáo ký.
Ông có nhớ đưa cho ai?
Tôi không nhớ.
Ông ký bao nhiêu hợp đồng tín dụng?
Không biết.
Phạm Công Danh cho rằng, trong việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín, Hà Văn Thắm hứa hỗ trợ. Số tiền 500 tỷ liên quan đến vụ án này, Danh nhận thức đó là sự hỗ trợ của Hà Văn Thắm như trong thỏa thuận.
Trả lời chủ tọa về việc ai là người nghĩ ra việc vay 500 tỷ của Oceanbank, Phạm Công Danh cho biết, Ngân hàng Đại Tín thời điểm đó khó khăn, cần phải tiền để cân đối thanh khoản, chính vì vậy, bà Phấn là người nghĩ ra việc bỏ tiền vào Ngân hàng Đại Tín.
Danh cho biết, ông ta đã bỏ hơn 1.000 tỷ vào Ngân hàng Đại Tín để cấn đối thanh khoản, khi không có tài sản nữa, nên bà Phấn gợi ý việc vay tiền và Sáu Phấn sẽ cho mượn tài sản để vay.
“Toàn bộ việc hoàn tất các cơ sở vay tiền ngân hàng là do bà Sáu Phấn thực hiện” - Phạm Công Danh phủ nhận sự tham gia.
Luật sư hỏi Phạm Công Danh: Tại sao sau khi nhận được tiền lại không trả nợ cho OJB?
Nhóm ngân hàng trực tiếp trả tiền với nhóm bà Sáu Phấn. Tôi chỉ bảo nhân viên đi chuyển tiền.
Nếu bà Phấn không cho ông mượn tài sản thế chấp với OJB thì ông có phải trả nợ?
Tôi không tha thiết mượn tài sản của bà Sáu Phấn.
Tài sản đảm bảo bây giờ đi đâu? Ai quản lý tài sản đó?
Tôi chưa lấy bất kỳ một tài sản nào, tôi bị bắt vào một vụ án khác nhưng tôi xin khẳng định là mình không nhận.
Ông không bàn bạc với Thắm – bà Phấn về việc vay mượn tiền?
Tôi đồng ý dùng Trung Dung dùng tài sản đảm bảo của bà Sáu Phấn để vay tiền của OJB cho nhóm bà Sáu Phấn.
Dòng tiền OJB giải ngân cho Trung Dung đi như thế nào?
Tiền đó là tiền vay của bà Sáu Phấn, tôi không trực tiếp tham gia.
Bị cáo Phấn cho ông mượn tài sản, ai là người ký nhận những tài sản này?
Cái này đã thể hiện trong hồ sơ, tôi không nhớ.
Trách nhiệm khoản tiền này thuộc về ai?
Tôi là người bị lừa, đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào mà không được một cái gì giờ lại phải chịu trách nhiệm. Xin phép HĐXX tôi không trả lời luật sư Trang thêm bất kỳ câu hỏi nào nữa vì tôi quá bức xúc.
HĐXX tiếp tục làm việc. Các luật sư tiếp tục hỏi các bị cáo.
Thắm cho biết, trong cuộc gặp như trình bày đã có hứa hỗ trợ Danh nhưng đúng quy định của pháp luật.
Về khoản vay của Công ty Trung Dung xảy ra rất lâu sau cuộc gặp. Thừa nhận cầm 500 tỷ đồng của Phạm Công Danh như là khoản lót tay để chuyển nhượng ngân hàng, nhưng Thắm cho biết đã chuyển khoản trả lại số tiền này.
Việc chuyển nhượng Đại Tín, Thắm chỉ giới thiệu để Danh và Phấn giao dịch trực tiếp, bị cáo cho rằng mình không nhúng tay vào, không có trách nhiệm về vấn đề này.
Sáng nay (5/9), Tòa cũng triệu tập bổ sung 4 người có quyền và nghĩa vụ liên quan vụ án đến phiên xử. Họ gồm: ông Bùi Văn Hải - cựu Trưởng ban kiểm soát Oceanbank, ông Võ Quang Huy - Kế toán trưởng Vietsovpetro, ông Nguyễn Hữu Tuyến - cựu Tổng giám đốc Liên doanh Dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro) và ông Từ Thành Nghĩa - Tổng giám đốc Vietsovpetro.
Trong 5 ngày thẩm vấn vừa qua, khi được hỏi về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Hà Văn Thắm thừa nhận có bàn bạc, chỉ đạo thuộc cấp chi lãi ngoài. Theo cáo buộc, việc chi lãi ngoài của Thắm và đồng phạm trên toàn hệ thống khiến Oceanbank thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng.
Tại các buổi xét hỏi, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (cựu Tổng giám đốc Oceanbank) thừa nhận có nhận khoảng 300 tỷ đồng (hơn 200 tỷ từ Oceanbank và 69 tỷ đồng từ Công ty BSC) để chi đối nội, đối ngoại. Bị cáo khẳng định không tư lợi đồng nào.
Sơn phân trần với HĐXX rằng số tiền trên một phần ông ta đưa cho Ninh Văn Quỳnh (phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Việt Nam) để ông ta chuyển cho PVN, thứ trưởng, bộ trưởng, chuyên viên các bộ ngành...
Một trong những điểm đáng chú ý là trong thời gian phiên xử đang diễn ra, mở rộng điều tra giai đoạn 2 về những sai phạm xảy ra tại Oceanbank, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố thêm 5 người, trong đó có Ninh Văn Quỳnh. Các bị can bị khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cũng khai từng chuyển tiền chi chăm sóc khách hàng cho lãnh đạo Vietsovpetro. Cụ thể, Nguyễn Xuân Sơn tặng quà cho “anh Huy và Tuyến Tổng giám đốc, không nhớ số lượng cụ thể, 10.000-20.000 USD hoặc 300 triệu đồng””.
Cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank Nguyễn Minh Thu là người tiếp theo được gọi lên trình bày việc chuyển tiền cho lãnh đạo Vietsovpetro.
Bị cáo Thu cho biết, một năm định kỳ đến gặp 4 lần kế toán trưởng và Tổng giám đốc Vietsopertro.
Bị cáo đến để thực hiện chính sách khách hàng và cảm ơn. Với kế toán trưởng Vietsovpetro bị cáo có nói về chính sách chăm sóc khách của của Oceanbank.
Bị cáo Nguyễn Minh Thu cho biết chuyển tiền cho Vietsovpetro theo tỷ lệ 70% - 30% (kế toán trưởng 70, tổng giám đốc 30).
"Đến với khách hàng lớn như Vietsopetro bị cáo nhớ là 1 năm 4 lần, theo tỷ lệ thanh toán của chủ tịch Thắm và chị Thủy. Trong những lần đến Vietsovpetro, bị cáo gặp Tổng giám đốc Từ Thành Nghĩa 2-3 lần để gửi quà cảm ơn. Tổng số tiền chuyển từ tháng 7-2012 và tháng 6-2014 là 22,7 tỷ, trong đó kế toán trưởng nhận 15-16 tỷ, còn lại là ông tổng giám đốc nhận”, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank nói không nhớ con số chính xác nhưng đã cung cấp số liệu cho cơ quan điều tra.
Sau khi nghe lời khai của các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu và giám đốc Oceanbank chi nhánh Vũng Tàu, Kế toán trưởng Vietsovpetro Võ Quang Huy, Tổng giám đốc Vietsovpetro Nguyễn Hữu Tuyến, người kế nhiệm ông Tuyến là ông Từ Thành Nghĩa đều khẳng định không nhận bất cứ khoản quà nào từ Oceanbank.
Phiên toà vụ Hà Văn Thắm sáng 5/9: Cựu Tổng Giám đốc Vietsovpetro đóng vai trò gì? Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank hôm nay (5/9) sẽ tiếp tục phần xét hỏi với sự tham gia của công tố viên và ... |
Nhật Anh
Theo Đời sống & Pháp lý