'Phiếu tín nhiệm 2018 chưa đủ cơ sở để cá nhân nào từ chức'

"Hai ngành giáo dục, giao thông có nhiều vấn đề tồn tại, tồn tại từ lâu rồi, nhưng cũng phải thừa nhận năng lực của các bộ trưởng cũng có vấn đề", ông Vũ Mão chia sẻ với Zing.vn.

Ngay sau khi Quốc hội công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh vào chiều 25/10, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão trao đổi với Zing.vn về một vấn đề đang được không ít độc giả quan tâm: Các vị bộ trưởng nhận nhiều phiếu "tín nhiệm thấp" có nên từ chức không?

phieu tin nhiem 2018 chua du co so de ca nhan nao tu chuc
Ông Vũ Mão: "Nếu cho bộ trưởng phát biểu, ngoài việc thừa nhận những lỗ hổng, những việc chưa làm được, tôi tin rằng họ cũng sẽ nói lên một số vấn đề cơ chế, chính sách, cách chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ". Ảnh: Ngọc Tân.

Ông Vũ Mão dành cho phóng viên hơn 1 giờ để bình luận về cuộc lấy phiếu tín nhiệm mà theo ông, "dù có nhiều điểm tiến bộ nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để đánh giá một cá nhân nào nên từ chức".

Kết quả chính xác ở mức tương đối

- Ông đánh giá thế nào về công tác tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vừa qua?

- Tôi thấy việc tổ chức, điều hành tương đối tốt, cách làm lần này đã có đổi mới, cố gắng. Các lần trước thường lùi thời gian lấy phiếu tín nhiệm về sau, dễ xảy ra tình trạng người được lấy phiếu có thêm thời gian “tranh thủ gặp gỡ”, làm những chuyện không hay, không trong sáng. Lần này việc lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện ngay từ đầu kỳ họp, tránh được tình trạng nói trên.

Nhưng nếu phân tích sâu hơn, cũng có những vấn đề cần phải bổ sung và rút kinh nghiệm thêm.

48 người được lấy phiếu tín nhiệm thuộc những lĩnh vực khác nhau, trong đó có Quốc hội, Chính phủ, Tư pháp… Có thể thấy những người công tác ở Quốc hội thường được tín nhiệm cao, trong khi những người công tác ở Chính phủ thường có kết quả thấp hơn, những lần trước cũng vậy.

Điều này phản ánh một thực tiễn: Công việc của bên Quốc hội không có sự “tác chiến”, không trực tiếp, trực diện giải quyết các công việc hàng ngày như ở Chính phủ. Từ lần lấy phiếu tín nhiệm trước, một số thành viên Chính phủ cũng có tâm tư về vấn đề này.

Do đó, chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu về cách đánh giá, phân loại các thành phần được lấy phiếu tín nhiệm sao cho cho hợp lý.

phieu tin nhiem 2018 chua du co so de ca nhan nao tu chuc

- Theo ông, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã đánh giá đúng thực chất chưa?

- Kết quả tương đối tốt, ở mặt nào đó cũng phải ánh đúng thực chất. Nhưng để các vị đại biểu có cơ sở nghiên cứu kỹ hơn, bỏ phiếu chính xác hơn thì những người được lấy phiếu tín nhiệm phải cung cấp thêm các báo cáo cho Quốc hội.

Tôi cho rằng mỗi vị cần gửi 6 văn bản, gồm có: Bản báo cáo công tác; Nhận xét của Thủ tướng Chính phủ (đối với các bộ trưởng, thành viên Chính phủ); Nhận xét của các cá nhân trong cùng bộ ngành, lĩnh vực; Ý kiến của cử tri ở khu dân cư nơi họ sinh sống; Ý kiến của cử tri nơi bầu ra họ (đối với Đại biểu Quốc hội) và Bản kê khai tài sản.

Số văn bản gửi trước cho Quốc hội hiện nay chưa nhiều, chưa đủ thông tin, cơ sở. Các đại biểu cũng chưa có nhiều thời gian để trao đổi về các cá nhân được lấy phiếu tín nhiệm. Điều này khiến cho kết quả lấy phiếu tín nhiệm chỉ chính xác ở mức tương đối.

- Ông nhìn nhận thế nào về kết quả của 2 người được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân?

- Tôi rất vui mừng và hài lòng khi người giữ cương vị cao nhất của Quốc hội và Chính phủ được các đại biểu đánh giá cao. Điều này chứng tỏ các vị đó đã hết sức cố gắng, có tinh thần trách nhiệm cao và được tín nhiệm.

phieu tin nhiem 2018 chua du co so de ca nhan nao tu chuc

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng bỏ phiếu kín để lấy phiếu tín nhiệm sáng 25/10.

Tình hình đất nước trong 2 năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Sự đánh giá cao của các đại biểu cũng thể hiện công lao, đóng góp của các vị lãnh đạo. Nhưng bên cạnh những thành tựu, cũng có nhiều mặt chưa được, nhân dân đòi hỏi cao hơn.

Nhìn vào thực tế, hoạt động của Quốc hội vẫn còn nhiều vấn đề. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải cố gắng hơn rất nhiều. Như công tác giám sát của Quốc hội lâu nay vẫn là khâu yếu. Người dân muốn hoạt động của Quốc hội phải tốt hơn, số luật được xem xét thông qua phải nhiều hơn với chất lượng cao hơn. Như luật Đặc khu vừa qua… có nhiều bài học để chúng ta phải rút kinh nghiệm.

Tóm lại, trong chỉ đạo phải cụ thể hơn, điều hành bộ máy có hiệu quả hơn.

Một số bộ trưởng xử lý không đến nơi đến chốn

- Ông đánh giá thế nào về những vị có kết quả tín nhiệm thấp nhất như Bộ trưởng GD&ĐT, Bộ trưởng GTVT, Bộ trưởng KH&ĐT?

- Qua lần này, tôi thấy số bộ trưởng phải nhận phiếu tín nhiệm thấp nhiều quá. Các đại biểu đang nhìn thấy ở họ sự lúng túng, xử lý các vấn đề không đến nơi đến chốn, lòng dân không đồng tình.

phieu tin nhiem 2018 chua du co so de ca nhan nao tu chuc

Ngành Giao thông Vận tải, dư luận nhìn thấy có quá nhiều vấn đề. Vừa qua, vụ việc hư hỏng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi rất nhức nhối. Đằng sau đó, người ta đặt câu hỏi về nhóm lợi ích, về nghi vấn tiêu cực Mọi câu hỏi đều dồn lên bộ trưởng.

Ở đây có vấn đề từ năng lực cá nhân các vị đó, nhưng cũng có vấn đề từ cơ chế, chính sách, tổ chức.

Ngành giáo dục, đồng chí Bộ trưởng cũng có một số nhược điểm, đại biểu chưa gửi gắm nhiều niềm tin nên lượng phiếu tín nhiệm ở mức rất thấp. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận việc tư lệnh ngành giáo dục bị nhiều phiếu tín nhiệm thấp là vấn đề nhiều năm nay. Giáo dục, cũng như giao thông, là vấn đề khó, để giải quyết cần có chiến lược lớn, phải có chỉ đạo từ cấp cao hơn.

Bộ trưởng Nội vụ, số phiếu tín nhiệm không phải thấp nhất nhưng cũng ở mức rất thấp. Tôi đánh giá đồng chí ấy rất nhiệt tình, tâm huyết, chân thành, nhưng phải gánh vác nhiệm vụ khó, một số khó khăn từ trước để lại. Một số người tôi đánh giá có năng lực, có tâm huyết, như Bộ trưởng Công Thương, Tài nguyên Môi trường cũng phải chịu mức tín nhiệm thấp. Theo tôi, nhiều cơ chế chính sách ràng buộc chưa có hướng tháo gỡ khiến các bộ trưởng bị quá tải so với năng lực của mình.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm như thế nào? Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức.

Cho người bị tín nhiệm thấp được giãi bày

- Ông nhìn nhận gì về chia sẻ của Bộ trưởng Giáo dục sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm: "Tôi coi kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần này là động lực để bản thân cố gắng hơn nữa"?

- Tôi cho rằng câu trả lời của ông Nhạ là hợp lý, khôn ngoan, chấp nhận được. Thông thường con người ta trước những kết quả như vậy sẽ rất buồn, hẫng hụt, bi quan, chán nản. Nhưng tôi thấy mừng vì ông Nhạ vẫn có niềm tin, coi đó như động lực để phấn đấu.

Tư lệnh ngành giáo dục cũng không nên xin từ chức, vì có người sẽ nói rằng ông phải làm tiếp để phấn đấu, thể hiện mình.

Hai ngành Giáo dục, Giao thông có nhiều vấn đề tồn tại, mà tồn tại từ lâu rồi chứ không phải bây giờ mới có. Nhưng cũng phải thừa nhận năng lực của các bộ trưởng cũng có vấn đề.

- Đặt mình vào vị trí một cá nhân phải chịu tín nhiệm thấp, theo ông họ có muốn một cơ hội giãi bày những khó khăn của mình trước Quốc hội không?

- Có chứ. Đặt mình vào vị trí các bộ trưởng, bây giờ phiếu tôi thấp, cho tôi được giãi bày, và giãi bày một cách xây dựng thì tốt biết bao nhiêu. Việc giãi bày của tôi cũng giúp cho Thủ tướng, Quốc hội nhận ra chiến lược, sự quan tâm của họ dành cho các bộ ngành đó đã tốt hay chưa.

Sau khi công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội cũng nên đề nghị các đại biểu nói rõ về nguyên nhân khiến một số cá nhân bị đánh giá tín nhiệm thấp. Nếu làm được như vậy thì việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

phieu tin nhiem 2018 chua du co so de ca nhan nao tu chuc Vì sao 2 tư lệnh ngành có nhiều phiếu tín nhiệm thấp?

“Yêu cầu của xã hội đối với phát triển lĩnh vực giao thông và giáo dục rất cao. Cụ thể, đường sá phải được mở ...

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.