Phó giáo sư 40 năm nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ

Dù dư luận cười chê, gia đình ngăn cản, PGS Bùi Hiền vẫn quyết tâm nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ, đến khi nào "nhắm mắt mới thôi".
pho giao su 40 nam nghien cuu cai tien chu quoc ngu Tác giả đề xuất cải tiến 'Tiếng Việt thành Tiếg Việt' và những cuốn sách hay một thời
pho giao su 40 nam nghien cuu cai tien chu quoc ngu Bộ GD&ĐT lên tiếng về đề xuất 'cải tiến chữ viết tiếng Việt thành Tiếg Việt'
pho giao su 40 nam nghien cuu cai tien chu quoc ngu Bộ chuyển đổi 'Tiếq Việt' của PGS Bùi Hiền: 'Tiếng Việt, chữ Việt sẽ đi về đâu?'
pho giao su 40 nam nghien cuu cai tien chu quoc ngu PGS.TS Bùi Hiền - người đề nghị chuyển Tiếng Việt sang Tiếq Việt là ai?

Trưa 30/11, trong căn hộ ở khu tập thể cũ quận Thanh Xuân (Hà Nội), PGS.TS ngữ văn Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) liên tục nghe điện thoại. Khi thì phóng viên đề nghị gặp gỡ, lúc là "than thở" của người bạn, hay người bà con ở Phú Thọ chúc mừng "nhầm" vì tưởng nghiên cứu của ông được Nhà nước công nhận... Tất cả đều xoay quanh công trình khoa học cải tiến chữ quốc ngữ mà PGS Hiền công bố (một nửa) tại hội thảo về ngôn ngữ vào tháng 7 ở Quy Nhơn (Bình Định).

Ngồi bên chiếc bàn gỗ cũ chất đầy từ điển tiếng Việt, Nga - Việt..., phó giáo sư 83 tuổi cầm bảng chữ cái tiếng Việt mới do ông biên soạn, giới thiệu mạch lạc với khách. So với bảng hiện hành, bảng mới bổ sung 4 chữ cái Latinh F, J, W, Z và bỏ chữ Đ trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành. Giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có cũng được thay đổi.

Cụ thể, C sẽ được thay cho Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = D, Gi, R. Ông đồng thời tạo thêm một chữ cái mới cho âm vị "nhờ" (nh). Như vậy, từ Giáo dục sẽ được viết mới thành Záo zụk, tiếng Việt thành tiếq Việt

pho giao su 40 nam nghien cuu cai tien chu quoc ngu
Bảng chữ cái mới do PGS.TS ngữ văn Bùi Hiền biên soạn.

Ông Hiền bảo đã mất 40 năm nghiên cứu công trình khoa học này. 22 năm trước khi công trình bước đầu cho ra kết quả, ông nêu đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ trên một tạp chí khoa học nhưng không được xem xét. "Công trình bị lắng đi, không ai đả động nhưng tôi vẫn làm vì nhận thấy những bất cập của tiếng Việt hiện nay gây khó khăn lớn cho người mới học và người dùng", ông giải thích.

PGS Hiền phân tích, tiếng Việt là chữ tượng thanh, đáng ra một chữ cái sẽ biểu đạt cho một âm vị và ngược lại một âm vị chỉ được biểu đạt bằng một chữ cái. Tuy nhiên, thực tế tiếng Việt hiện nay không tuân thủ nguyên tắc đó.

Có 3 hạn chế lớn của chữ quốc ngữ được tiến sĩ ngữ văn Bùi Hiền chỉ ra. Điểm đầu tiên là 2-3 chữ cái cùng biểu đạt một âm vị, ví dụ chữ D - Gi - R đều biểu đạt cho âm [z], các chữ C - K - Q đều biểu đạt âm [k]. Điểm thứ hai là cùng một chữ cái nhưng biểu đạt nhiều âm vị, như chữ a trong từ ca có âm vị là a nhưng trong từ cửa lại mang âm ơ. Bất cập cuối cùng là một số âm vị phụ âm đứng cuối vần như ch, ng, nh được biểu đạt bằng hơn một ký tự.

"Ta dùng quen rồi nên không để ý những điểm bất hợp lý đó, nhưng trẻ con và người nước ngoài mới học tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn. Họ không thể hiểu nổi vì sao chữ cái G đọc là gờ, khi ghép với A sẽ tạo được thành từ đọc là Ga, nhưng ghép với i thì không thể đọc là ghi. Vì thế, tôi cải tiến chữ quốc ngữ để loại bỏ những bất hợp lý đó, đơn giản hóa tiếng Việt, giúp mọi người dễ học, dễ nhớ, sử dụng được bền", ông Hiền nói.

Bảng chữ cái mới với 33 chữ cái đơn (thay vì 38 chữ cái đơn và ghép như hiện nay) biểu đạt cho 33 âm vị, theo ông Hiền đã đáp ứng được nguyên tắc khoa học của ngữ âm là một âm vị được biểu hiện bằng một chữ viết và mỗi chữ chỉ biểu đạt cho một âm vị.

Với bảng chữ này, PGS Hiền cho rằng học sinh lớp 1 chỉ cần nửa năm sẽ đọc, viết thành thạo, thay vì mất cả năm như hiện nay. Những người quen chữ viết hiện nay cũng chỉ cần tối đa một tuần là thao tác được tốt với văn bản bằng chữ cái mới. Nếu bảng chữ cái mới được thông qua, Nhà nước cũng không cần tổ chức xóa mù chữ lại cho toàn dân như nhiều người lo ngại. Các tài liệu hiện có vẫn dùng song song với sách, báo mới ra được viết bằng bảng chữ mới.

Ngoài tiết kiệm thời gian, công sức cho người bắt đầu học chữ, theo PGS Bùi Hiền bảng chữ cái mới ngắn gọn hơn sẽ giúp người viết thao tác nhanh, giảm được 8% giấy mực in ấn.

pho giao su 40 nam nghien cuu cai tien chu quoc ngu
PGS.TS Bùi Hiền - tác giả nghiên cứu cải tiến chữ tiếng Việt. Ảnh: Quỳnh Trang.

40 năm miệt mài cho nghiên cứu không được cấp kinh phí hay tạo ra nguồn thu, ông Hiền khiến gia đình không hài lòng, con cái can ngăn. Tuy nhiên, ông bảo trừ khi nhắm mắt mới thôi làm. Việc nghiên cứu chính là cách để ông thư giãn, thay vì đánh cờ, đi du lịch như nhiều người bằng tuổi. "Cụ Nguyễn Lân 90 tuổi vẫn làm được từ điển tiếng Việt, thì tôi ở tuổi 83 vẫn là trẻ trung, còn sức lực lắm, nên vẫn nghiên cứu để giúp ích cho mọi người", ông Hiền nói.

Bỏ qua những ồn ào từ dư luận, phó giáo sư cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện khâu cuối cùng của công trình nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ. Bản toàn diện gồm cả cải tiến nguyên âm và phụ âm, ông dự tính sẽ báo cáo trong một hội nghị khoa học về ngôn ngữ trong năm tới. Nếu được Hội đồng khoa học nghiệm thu, công trình có thể được hội đồng gửi lên cấp có thẩm quyền xem xét.

"Tôi không tính chuyện tự gửi nghiên cứu đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng nếu các cơ quan th

ấy nghiên cứu của tôi xác đáng, có tính khả thi hoặc cho rằng đây là gợi ý tốt để họ nghiên cứu thêm và muốn tôi lên giải trình, tôi luôn sẵn sàng", PGS nói.

pho giao su 40 nam nghien cuu cai tien chu quoc ngu PGS.TS Bùi Hiền - người đề nghị chuyển Tiếng Việt sang Tiếq Việt là ai?

"Là người đã đưa ra đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ từ nhiều năm trước, PGS.TS Bùi Hiền là nhà nghiên cứu khoa học ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.