Phòng tắm xông hơi kết hợp là phòng tắm kết hợp với phòng xông hơi có nhiệt độ vào khoảng 45 - 55oC, được xây dựng bằng vách kính phòng tắm giúp ngăn cản sự thoát hơi nước ra ngoài.
Việc lắp đặt như thế này giúp mang lại nhiều lợi ích khác nhau, phổ biến nhất đó là làm đẹp da, hỗ trợ cải thiện đường hô hấp, lưu thông máu huyết, giảm căng thẳng,... Do vậy, có được một phòng tắm xông hơi kết hợp tại nhà không những giúp bạn đạt được hiệu quả thư giãn tối ưu nhất mà còn giúp cải thiện tình trạng sức khỏe một cách đáng kể.
Nếu chưa biết cách thiết kế phòng tắm xông hơi kết hợp như thế nào cho phù hợp với không gian sống thì bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây:
Trước khi tiến hành lắp đặt thì việc lựa chọn kích thước phòng tắm xông hơi phù hợp với diện tích ngôi nhà là bước vô cùng quan trọng. Phòng tắm xông hơi có kích thước lý tưởng sẽ giúp mang đến một không gian hài hòa, mang tính thẩm mỹ cao. Trong khi đó, một căn phòng quá khổ có thể mang lại sự bí bách không mong muốn cho căn nhà.
Hiện nay, phòng tắm xông hơi được chia thành hai loại, gồm phòng xông hơi dài và phòng xông hơi đặt góc với kích thước khác nhau:
- Phòng xông hơi dài: có hai loại kích thước tiêu chuẩn 1.400x1.800x2.200mm và 800x1.200x2.200mm đáp ứng đầy đủ các chức năng như massage, tắm sục, tắm ngâm, xông hơi,...
- Phòng xông hơi đặt góc: có hai loại kích thước tiêu chuẩn 900x900x2.150mm hoặc 1.000x1.000x2.150mm với các tính năng cơ bản như tắm sục, massage, tắm ngâm,...
Dựa trên những kích thước chuẩn trên đây, bạn có thể dễ dàng chọn loại phòng phù hợp với số lượng người sử dụng như sau:
- Phòng dành cho một người nên chọn loại có diện tích 0,8m2 và cao 2,1m
- Phòng dành cho hai người nên chọn loại có diện tích 1,2 - 1,5m2 và cao 2,1m
- Phòng dành cho ba người trở lên nên chọn loại có diện tích diện tích khoảng 1,5 - 2m2 và cao 2,2m
Chuẩn bị các thiết bị xông hơi là công đoạn tiếp theo mà bạn cần thực hiện trước khi tiến hành lắp đặt. Thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, xô và gáo múc, đồng hồ cát, đèn chịu nhiệt,.... là những vật dụng cần thiết để trang bị cho căn phòng tắm phòng xông hơi kết hợp để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình và các thành viên trong gia đình.
Thêm vào đó, bạn có thể trang trí thêm một ít đồ vật như giá, kệ, giỏ đựng,... làm từ gốm hoặc thủy tinh chịu được nhiệt độ cao, giúp tạo nên thẩm mỹ cho căn phòng và mang lại cảm giác thư thái nhất cho những ai xông hơi ở nơi đây.
Trong bước này, để tiến hành lắp đặt phòng tắm xông hơi kết hợp, bạn thực hiện theo từng công đoạn như sau:
- Bước 1: Lắp đặt khung xương để tạo nên không gian phòng xông hơi kết hợp trong phòng tắm.
- Bước 2: Ốp các vật liệu vách kính để tạo thành tường và trần, sau đó lát sàn phòng tránh trơn trượt khi sử dụng.
- Bước 3: Tiến hành lắp máy xông, lắp bảng điều khiển và đường ống dẫn hơi vào phòng xông hơi.
- Bước 4: Lắp ghế ngồi chuyên dụng và các phụ kiện khác theo nhu cầu của người sử dụng là hoàn thành.
Ở bước cuối cùng, bạn cần tiến hành lau chùi, vệ sinh sạch sẽ để tránh trường hợp phòng tắm xông hơi vẫn còn giữ nguyên lớp bụi, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Sau đó, bạn cần tiến hành kiểm tra hệ thống giữ nhiệt xem có hoạt động ổn định không. Hoàn thành xong, bạn có thể an tâm thoải mái tận hưởng thư giãn trong căn phòng này.
Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên biết khi để thiết kế phòng xông hơi kết hợp phòng tắm đẹp tại nhà:
- Lựa chọn máy xông phù hợp: Mỗi loại máy đều có công suất khác nhau, do đó tùy thuộc vào kích thước phòng tắm xông hơi kết hợp mà bạn nên lựa chọn sao cho phù hợp để máy đủ công suất tạo nhiệt cho phòng.
- Yếu tố ánh sáng: Khi lắp đặt phòng tắm xông hơi kết hợp thì cần nên điều chỉnh ánh sáng dịu nhẹ (ánh sáng mờ, đèn vàng) có công suất thấp để tạo cảm giác dễ chịu trong quá trình sử dụng.
- Liệu pháp mùi hương: Sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên như hoa hồng, hoa chanh, phong lữ,... giúp hỗ trợ quá trình xông hơi hiệu quả, đồng thời mang đến cho bạn trải nghiệm như ở spa thật sự.
Muốn biết được đâu là mẫu phòng tắm xông hơi kết hợp phù hợp cho gia đình của mình, bạn có thể tham khảo một số mẫu cùng với giá tham khảo dưới đây:
Phòng xông hơi ướt Daros 16-03 có xuất xứ từ Hàn Quốc, với giá thành dao động trong khoảng 93.000.000 - 97.000.000 đồng/phòng. (Ảnh: Hoàng Tấn Phát)
Phòng xông hơi ướt Euroking A601 có xuất xứ từ Mỹ, với giá thành dao động trong khoảng 67.000.000 - 70.000.000 đồng/phòng. (Ảnh: Bếp Nam Anh)
Phòng xông hơi ướt Govern JS-9052P có xuất xứ từ Malaysia, với giá thành dao động trong khoảng 140.000.000 - 150.000.000 đồng/phòng. (Ảnh: Kidoasa)
Phòng xông hơi ướt Daros HT-615 có xuất xứ từ Hàn Quốc, với giá thành dao động trong khoảng 140.000.000 - 145.000.000 đồng/phòng. (Ảnh: Bếp Phương Đông)
Phòng xông hơi ướt Govern JS 0907 có xuất xứ từ Malaysia, với giá thành dao động trong khoảng 80.000.000 - 90.000.000 đồng/phòng. (Ảnh: Thiết bị vệ sinh Thành Vinh)