Phong tục tết thanh minh trong văn hoá Việt Nam

Tết thanh minh còn được gọi là Tết Hàn thực, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phong tục tết thanh minh.

Ý nghĩa phong tục Tết Thanh minh 

Ngày Tết Thanh minh là ngày để con cháu nhớ về cội nguồn, thể hiện lòng hiếu thảo, tri ân sâu sắc đối với tổ tiên, người thân đã mất. Phong tục này là nét đẹp của văn hoá Việt, đồng thời việc thực hiện là cách để gìn giữ và lan tỏa giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc dân tộc.

 Ảnh:  binhhoa.namdinh.gov

Vào ngày lễ này, con cháu thường tụ họp để thăm mộ tổ tiên, dọn dẹp mộ phần, làm mâm cúng để mong muốn về sự phù hộ của tổ tiên cho gia đình luôn gặp may mắn, thuận lợi. Theo lịch năm 2024, Tết Thanh minh rơi vào thứ Năm ngày mùng 4/4 Dương lịch kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, kết thúc vào thứ Sáu ngày 19/4 Dương lịch. 

Các hoạt động phong tục tết thanh minh 

Những hoạt động trong phong tục Tết Thanh minh  là để các con làm tròn đạo hiếu với gia tiên, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và lòng thành kính với những người đi trước. Bên cạnh đó, đây là dịp để gắn kết gia đình, giúp con cháu hiểu biết thêm về truyền thống dòng họ. 

Tảo mộ tổ tiên

Việc quan trọng nhất trong phong tục Tết Thanh minh là đi tảo mộ. Con cháu sẽ chuẩn bị liềm, quốc, xẻng để dọn cỏ, loại bỏ các cây dại xung quanh phần mộ, vun đắp cho phần mộ cao ráo, sạch sẽ hơn. 

Sau khi dọn dẹp xong, con cháu sẽ bày mâm cúng lên, thắp hương trước mộ người đã mất mong cho tổ tiên phù hộ con cháu khoẻ mạnh, bình an. Đây là một hoạt động tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất.  

  Ảnh: Gia Ngọc 

Dọn dẹp nhà cửa

Vào ngày Tết Thanh Minh, việc dọn dẹp nhà cửa không chỉ là chuẩn bị cho lễ cúng mà còn là tạo ra một không gian linh thiêng và trang trọng. Các thành viên trong gia đình đều cùng nhau tham gia lau chùi, dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp các đồ đạc một cách gọn gàng và trang trọng. Hành động này thể hiện lòng tri ân và sự quan tâm của con cháu đối với linh hồn của tổ tiên, ông bà.

Ảnh: Baophapluat.vn

Làm lễ cúng gia tiên

Trong phong tục tết thanh minh không thể thiếu làm lễ cúng gia tiên. Thông thường, các gia đình sẽ sắm sửa hai mâm cỗ. Trong đó, một mâm cúng tại nhà, còn mâm còn lại sẽ cúng ngoài mộ. Lễ cúng bao gồm việc đốt hương, cúng thức ăn và dâng các loại hoa quả, bánh trái cùng rượu. Mọi thành viên trong gia đình cùng tham gia lễ cúng để tôn vinh và cầu nguyện cho sức khỏe và may mắn cho gia đình.

  Ảnh: Gia Ngọc  

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.