Phụ nữ Hàn Quốc đấu tranh thay đổi lệnh cấm phá thai

Nhiều phụ nữ và các nhà hoạt động kêu gọi bỏ luật cấm nạo phá thai khi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc dự kiến sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của đạo luật cấm phá thai của quốc gia này vào hôm thứ năm tới.

Cho tới hiện tại, luật pháp của Hàn Quốc vẫn cấm nạo phá thai, nhưng các nhà hoạt động kêu gọi bỏ luật này vì vi phạm nữ quyền và không sát thực tế.

Hơn 25 năm sau lần đầu tiên phá thai của cô, Lim vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác xấu hổ.

Lúc ấy Lim 24 tuổi và đã có bạn trai, nhưng cả hai chưa sẵn sàng kết hôn. Vào năm 1993, khi tình dục trước hôn nhân vẫn còn là một điều cấm kị ở đất nước Hàn Quốc.

Nếu giữ em bé, điều đó sẽ đồng nghĩa vơi việc sống trong sự kỳ thị, ngay cả khi họ kết hôn sau khi sinh, vì vậy cô đã chọn việc phá thai - đây cũng là một điều cấm kị đối với luật pháp Hàn quốc.

Phụ nữ Hàn Quốc đấu tranh thay đổi lệnh cấm phá thai - Ảnh 2.

Nhiều phụ nữ và các nhà hoạt động kêu gọi bỏ luật cấm nạo phá thai tại Hàn Quốc. (Ảnh: AFP).

Dựa trên luật chống phá thai năm 1953, phá thai được xác định là một tội danh theo Điều 269, khoản I của Bộ luật hình sự Hàn Quốc.

Nhiều năm sau đó, Điều 14 của Luật bà mẹ và trẻ em đã đưa ra 1 số ngoại lệ nhất định, theo đó quy định việc phá thai chỉ được phép trong trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân, rối loạn di truyền hoặc có nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe của người mẹ.

Tuy nhiên, trong những trường hợp này, việc phá thai vẫn bị cấm sau tuần 24 của thai kỳ. Thêm vào đó, luật cũng yêu cầu người phụ nữ phải nhận được sự đồng ý của chồng hoặc người phối ngẫu – một quy định không chỉ hạn chế quyền tự chủ của cá nhân mà còn khiến việc phá thai hợp pháp của người phụ nữ trở nên khó khăn hơn.

Phụ nữ Hàn Quốc đấu tranh thay đổi lệnh cấm phá thai - Ảnh 3.

Biểu tình kêu gọi bãi bỏ luật cấm nạo phá thai. (Ảnh: AFP).

Đất nước này là một trong số ít những quốc gia giàu có trên thế giới có luật phá thai với nhiều điều kiện ngặt nghèo.

Phụ nữ có thể bị kết án một năm tù hoặc phạt hành chính hai triệu won (1.840 USD) nếu phá thai, trong khi bác sĩ thực hiện phá thai có thể phải ngồi tù tới hai năm.

Tòa án hiến pháp của Hàn Quốc kiến sẽ đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của việc phá thai vào hôm thứ năm tới đây, các nhà vận động cho rằng luật cấm phá thai hiện nay bất công với giới trẻ và phụ nữ không lập gia đình, làm nở rộ dịch vụ phá thai chui nguy hiểm.

Phụ nữ Hàn Quốc đấu tranh thay đổi lệnh cấm phá thai - Ảnh 4.

Người biểu tình cho rằng luật cấm phá thai hiện nay bất công với giới trẻ và phụ nữ không lập gia đình, làm nở rộ dịch vụ phá thai chui nguy hiểm. (Ảnh: AFP).

Vào năm 2017, Lee Na-yeon mới 18 tuổi đã buộc phải thôi học vì phá thai - vi phạm pháp luật, Lee đã rất sợ hãi, đau khổ vì mặc cảm tội lỗi, theo New York Times.

Trên thực tế, lệnh cấm phá thai hiếm khi được chấp hành và phụ nữ Hàn Quốc vẫn dễ dàng tìm được bác sĩ tình nguyện thực hiện thủ thuật ở bệnh viện.

Theo ước tính của chính phủ Hàn Quốc dựa theo khảo sát về phụ nữ trong độ tuổi sinh nở năm 2010, nước này có 169.000 ca nạo phá thai.

Con số này cho thấy cứ 1.000 người ở Hàn Quốc thì có 16 người nạo phá thai, khiến quốc gia này trở thành đất nước có tỷ lệ phá thai cao thứ 10 trong số 35 nước có thu nhập cao thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.