Thử nghiệm thành công công nghệ giúp máy bay phản lực bay từ London tới New York chỉ chưa đầy một tiếng

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công công nghệ giúp máy bay phản lực có thể vận hành với tốc độ của tên lửa và rút ngắn thời gian di chuyển giữ London và New York xuống chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ.

Nhóm nghiên cứu đến từ công ty Reaction Engines của Anh chế tạo thành công bộ làm lạnh sơ bộ ở tốc độ gấp 25 lần tốc độ âm thanh.

Các nhà nghiên cứu tại Reaction Engines đã thử nghiệm thành công bộ làm lạnh sơ bộ ở tốc độ mô phỏng Mach 3,3, gấp 25 lần tốc độ của âm thanh.

Điều đó có nghĩa là động cơ siêu âm quy mô lớn có thể được trang bị cho máy bay phản lực.

Thử nghiệm thành công công nghệ giúp máy bay phản lực bay từ London tới New York chỉ chưa đầy một tiếng - Ảnh 2.

Công nghệ làm lạnh sơ bộ được thiết kế để hạ thấp nhiệt độ không khí qua động cơ từ hơn 1.000 độ C xuống nhiệt độ phòng trong 0,05 giây.

Công nghệ làm lạnh sơ bộ cho phép máy bay di chuyển ở tốc độ cao và chịu đựng được mức nhiệt ma sát bên ngoài.

Để thực hiện điều này, nhóm nghiên cứu phát triển một thiết bị trao đổi nhiệt nhằm kiểm soát luồng khí nhiệt độ cực cao.

Công nghệ sẽ làm lạnh không khí trong ống nạp của động cơ tuabin phản lực tốc độ cao trên máy bay siêu thanh.

Giai đoạn nghiên cứu tiếp theo sẽ thử nghiệm ở tốc độ Mach 5.5 (tương đương 4.200 dặm một giờ).

Một ngày nào đó, máy bay có thể được đưa vào sử dụng và đi từ London tới New York chỉ trong vòng chưa đầy một giờ.

Ở độ cao thấp và tốc độ thấp, nó sẽ hoạt động giống như một chiếc máy bay phản lực, đốt cháy nhiên liệu của nó trong một luồng không khí bay ra từ bầu khí quyển.

Ở tốc độ cao và ở độ cao lớn, nó sẽ chuyển sang chế độ tên lửa đầy đủ, kết hợp nhiên liệu với oxy mang bên trong.

Thử nghiệm thành công công nghệ giúp máy bay phản lực bay từ London tới New York chỉ chưa đầy một tiếng - Ảnh 3.

Công nghệ làm lạnh sơ bộ có tiềm năng ứng dụng trên máy bay vũ trụ tái sử dụng.

Reaction Engines có trụ sở ở Oxfordshire cũng muốn đưa hành khách cũng như hàng hóa lên vũ trụ và trở về Trái Đất.

Phát ngôn viên của Reaction chia sẻ dù cần nhiều thập kỷ để hoàn thiện trước khi vận hành trên máy bay phản lực chở khách, công nghệ trao đổi nhiệt mới có nhiều ứng dụng tiềm năng từ hàng không vũ trụ tới các môn thể thao tốc độ, quá trình xử lý công nghiệp và trong ngành dầu khí.

Reaction đã xây dựng một cơ sở thử nghiệm trên mặt đất ở Colorado và sử dụng động cơ phản lực General Electric J79 để tái tạo các điều kiện mà phương tiện sẽ gặp phải ở tốc độ siêu âm.

Công ty hy vọng sẽ chế tạo một phương tiện có thể tái sử dụng, kết hợp hiệu quả nhiên liệu của động cơ phản lực với sức mạnh và tốc độ của tên lửa.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.