Qualcomm 'thuyết phục' chính phủ Mỹ nối lại hợp tác với Huawei

Huawei từng là một khách hàng quan trọng bậc nhất của Qualcomm, trước khi lọt vào danh sách đen của chính phủ Mỹ.

Điều không thể tránh khỏi cuối cùng cũng đã xảy ra. Huawei cho biết trong hoàn cảnh hiện tại, công ty con HiSilicon của họ không thể sản xuất chip nữa. Đó là lí do tại sao Mate 40 sắp tới sẽ là chiếc điện thoại cuối cùng sở hữu chip Kirin.

Theo Thời báo Phố Wall, hiện Qualcomm đang cố gắng thuyết phục chính phủ Mỹ để họ bán chip xử lí cho hãng công nghệ Trung Quốc.

Theo qui định mới, các nhà sản xuất nước ngoài sử dụng công nghệ có nguồn gốc từ Mỹ để sản xuất chip cần phải có giấy phép trước khi bán chúng cho Huawei.

Như vậy, có thể thấy vòng đời của công ty non trẻ HiSilicon đã đi đết hồi kết. Trước đó, hãng sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan là TSMC đã chấm dứt hợp tác với công ty.

Người chịu thiệt nhất lại là Qualcomm

Bằng việc dừng hợp tác với TSMC, Huawei không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm mua chip từ các nhà cung cấp khác. Và Qualcomm muốn trở thành đối tác đầu tiên của Huawei trong thương vụ.

Qualcomm lập luận rằng, lệnh cấm xuất khẩu sẽ không thể ngăn công ty Trung Quốc có các thành phần linh kiện cần thiết không phải của Mỹ và cơ hội hợp tác có thể mang về lợi nhuận hàng tỉ USD.

Đối thủ lớn nhất của Qualcomm là nhà sản xuất chất bán dẫn SMIC, tập đoàn đã chịu trách nhiệm gia công chip Kirin 710A cho Huawei.

Giới truyền thông đưa tin Huawei đang đàm phán với MediaTek của Đài Loan để mua hơn 120 triệu chip. Samsung là một đối thủ nước ngoài khác cũng có thể cung cấp bộ vi xử lí cho Huawei.

Qualcomm lo ngại những động thái ấy sẽ mang lại thị phần chipset 5G cho các đối thủ của họ ở Trung Quốc và các quốc gia khác.

Đầu năm nay, HiSilicon đã vượt qua Qualcomm để trở thành nhà cung cấp chip số 1 tại Trung Quốc.

Từ khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen về thương mại, Huawei đã tăng cường tập trung nguồn lực vào thị trường trong nước. Và nếu họ không còn khả năng sản xuất chip riêng, thị phần đó sẽ thuộc về các đối thủ của Qualcomm.

Thị phần ngày càng tăng của Huawei tại thị trường Trung Quốc cũng sẽ tác động tới các doanh nghiệp nội địa như Xiaomi và OPPO, vốn cũng mua chip từ Qualcomm.

Đó là lí do Qualcomm rất muốn bán chipset 5G của mình cho Huawei. Tập đoàn cho biết, thị trường chipset 5G này trị giá 8 tỉ USD/năm.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn tăng cường khả năng cạnh tranh về công nghệ của Mỹ và điều này có thể có lợi cho Qualcomm. Nếu được cấp phép nối lại hợp tác với Huawei, Qualcomm có thể tạo ra hàng tỉ USD doanh thu và đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển công nghệ mới.

Công ty công nghệ Mỹ khẳng định, nếu giấy phép bị từ chối, Huawei sẽ chẳng hề hấn gì bởi họ có thể mua linh kiện từ một nơi khác.

Gần đây, Qualcomm cũng đã giải quyết tranh chấp bằng sáng chế với Huawei. Theo đó, công ty Trung Quốc đã đồng ý trả cho Qualcomm 1,8 tỉ USD. Huawei từng là một khách hàng quan trọng của Qualcomm cho đến năm ngoái, khi họ rơi vào danh sách đen. Hiện tại, hợp tác giữa hai bên không đáng kể.

Washington đã cấp giấy phép cho một số công ty Mỹ khác như Intel, Micron Technology và Xilinx sau khi họ xin phép kinh doanh với Huawei.

Theo một thông tin trước đó, Nhà Trắng sẽ sớm chấp nhận yêu cầu của Qualcomm. Nếu điều này xảy ra, Huawei P50P và Huawei Mate 50 năm sau có thể sẽ có chip Snapdragon.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.