Quản lí dòng tiền hiệu quả với lời khuyên từ chuyên gia tài chính

Bạn sẽ quản lí tài chính cá nhân tốt hơn, đạt được các mục tiêu ngân sách ngắn hạn và dài hạn, nhất là trong những trường hợp cực đoan như thiên tai, dịch bệnh; khi biết cách sử dụng dòng tiền hiệu quả.

Chuyên trang Business Insider đã có những trao đổi với các chuyên gia tài chính hàng đầu ở Mỹ: bà Kelly Lannan - phó chủ tịch tổ chức Nhà đầu tư trẻ và bà Anna N'Jie-Konte – chuyên gia tài chính cá nhân uy tín. Họ đã có những chia sẻ về cách sử dụng dòng tiền hiệu quả trong quản lí tài chính.

Những khoảng thời gian khó khăn tạo cơ hội cho bạn thay đổi kế hoạch tài chính

Kết quả một cuộc thăm dò của Business Insider cho thấy chỉ có 53% số người tham dự cảm thấy họ kiểm soát được tương lai tài chính của mình. 

Chuyên gia Anna N'Jie-Konte nói rằng có một sự phân chia rõ ràng trong xã hội thành 2 kiểu người trong điều kiện kinh tế khó khăn, đó là những người bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19 và những người còn lại. Rất nhiều người đang gặp khó khăn vì không đủ tiền để duy trì mức sinh hoạt bình thường vì mất việc hoặc kinh doanh phá sản.

Mẹo thông minh từ chuyên gia tài chính để sử dụng dòng tiền hiệu quả nhất - Ảnh 1.

Quản lí tài chính cá nhân sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn với chiến lược điều chỉnh dòng tiền thông minh.

Mặc dù vậy, thời kì khó khăn cũng là cơ hội nếu bạn biết tận dụng để kịp thời thay đổi kế hoạch tài chính. Nguyên nhân là vì bạn đã có điều kiện nhìn thẳng vào những vấn đề tài chính của bản thân, sau đó bạn có thể tìm hiểu chính xác về các phương pháp để cải thiện chúng.

Khi lập kế hoạch tài chính, bạn nên tập trung vào việc được dòng tiền của mình và đặt mục tiêu phù hợp. Chúng không nhất thiết phải hướng đến các ngân sách lớn như mua nhà hay kinh doanh. Thay vào đó, hãy nghĩ về mục tiêu nhỏ hơn, ví dụ như tiết kiệm để mua một món đồ nội thất đẹp.

Đừng chỉ lên kế hoạch, hãy hành động

Chuyên gia tài chính N'Jie-Konte khẳng định có một mục tiêu cụ thể và một kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó là rất quan trọng. Thế nhưng, mọi người thường có xu hướng để cho toàn bộ kế hoạch trôi qua mà không có hành động cụ thể. 

Bạn hãy nhớ rằng một kế hoạch sẽ chỉ thực sự có giá trị nếu được bắt tay vào thực hiện. Nếu bạn muốn tiết kiệm 2 triệu trong 1 tháng để mua xe máy trong 1 năm thì hãy bắt đầu từ việc để dành 500 ngàn đồng mỗi tuần.

Sử dụng các công cụ quản lí tài chính

Với nhiều ứng dụng công nghệ hiện có, một câu hỏi lớn cho nhiều người là nên lựa chọn phần mềm nào để tổ chức và quản lí thông tin tài chính? Câu trả lời là bạn nên dùng những gì bạn quen thuộc và cảm thấy thích thú. Một ứng dụng quản lí tài chính tập trung hay chỉ đơn giản là bảng tính Excel cũng đều sẽ hữu ích nếu bạn sử dụng đúng cách. Về cơ bản, bạn chỉ cần nắm rõ chính xác những khoản chi tiêu hàng ngày, những gì bạn đang chi nhiều tiền nhất và những thứ không cần thiết, lãng phí có thể cắt giảm.

Thay đổi chiến lược quản lí dòng tiền của bạn

Phần cơ bản nhất của một kế hoạch tài chính là bạn phải thực sự xác định được dòng tiền của mình đi đâu mỗi tháng: Bạn kiếm được bao nhiêu, dùng bao nhiêu, cho những khoản nào và còn để ra được bao nhiêu. 

Các chuyên gia tài chính đã gợi ý ít nhất hai ý tưởng để phân bổ tiền, giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính.

Đầu tiên là quy tắc 15-50-5. Nó được chia theo các dòng chi tiêu cụ thể: 50% dành cho các chi phí thiết yếu như tiền thuê nhà, tiện ích và thực phẩm; 15% dành cho tiết kiệm quĩ hưu trí và 5% vào quĩ khẩn cấp của bạn. Đây là một số bắt đầu, nhưng bạn có thể điều chỉnh tùy thuộc vào mục tiêu quỹ của bạn. Với 30% thu nhập còn lại, bạn có thể chi tiêu tùy ý, chẳng hạn như đầu tư hoặc mua sắm.

Một gợi ý khác là bạn dành 50% cho các chi phí thiết yếu, 30% cho các khoản mua sắm, vui chơi giải trí và 20% thu nhập dành cho các ưu tiên tài chính - những ưu tiên này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm.

Cả hai cách tiếp cận này đều là nền tảng của một kế hoạch tài chính lành mạnh, an toàn. Khi dòng tiền của bạn bị giảm do bạn bị gián đoạn công việc hoặc gặp khó khăn khác, bạn có thể điều chỉnh theo tình hình thực tế.

chọn
Thủ tướng 'chốt' thời hạn cho loạt 'siêu dự án' vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng đã chỉ đạo cụ thể giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm trong vùng Đông Nam Bộ như: Trung tâm tài chính quốc tế TP HCM; cảng Cần Giờ; các cao tốc Vành đai 4 TP HCM, Bình Phước - Đắk Nông, TP HCM – Mộc Bài...