Học cách thúc đẩy bản thân để gắn bó với kế hoạch tài chính và gia tăng tiền tiết kiệm

Kế hoạch tài chính là con đường ngắn nhất và an toàn nhất dẫn đến thành công cho chúng ta nhưng hầu hết mọi người đều gặp khó khăn trong việc nghiêm túc thực thi kế hoạch tài chính.

Từ những nghiên cứu về thói quen chi tiêu và hành vi tài chính của nhiều người, các chuyên gia về xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân đã nhận ra rằng mọi người rất dễ từ bỏ việc tuân thủ kế hoạch, thường là chỉ sau vài tuần. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Theo Business Insider, sự thật là, kế hoạch tài chính tốt nhất là một kế hoạch mà bạn thực sự có niềm tin và có thể gắn bó ngay từ đầu. Thông tin và lời khuyên của chuyên gia ở khắp mọi nơi nhưng điều quan trọng là bạn phải biết chủ động đánh giá và cân nhắc xem nó có phù hợp với giá trị bạn theo đuổi cũng như lối sống của bạn hay không. 

Ngoài ra, học cách thúc đẩy bản thân cũng là một yếu tố quan trọng cho phép bạn gắn bó với kế hoạch tài chính và gia tăng tiền tiết kiệm.

1. Tập trung vào những gì bạn thực sự mong muốn trong cuộc sống

Học cách thúc đẩy bản thân để gắn bó với kế hoạch tài chính và gia tăng tiền tiết kiệm - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Getty Images).

Trước hết, bạn cần tránh bị cuốn vào những gì người khác đang làm hoặc những gì bạn nghĩ bạn nên làm và thay vào đó, hãy xác định những giá trị, mục tiêu tài chính mà bạn thực sự muốn đạt được. Đó có thể là một cuộc sống ổn định tập trung vào việc xây dựng gia đình hạnh phúc hay cuộc sống tự do đi khắp thế giới (hoặc kết hợp cả hai). 

Sau đó, bạn hãy dựa vào mong muốn của bản thân để thiết kế một kế hoạch tài chính phù hợp, phản ánh mục tiêu của bạn và dẫn dắt bạn đi tới thành công.

2. Củng cố niềm tin sâu sắc hơn về tiền bạc

Tất cả chúng ta đều có một câu chuyện, một nền tảng để thúc đẩy bản thân và đưa ra các quyết định quan trọng, trong đó vấn đề tiền bạc cũng không ngoại lệ. Rất nhiều những cá nhân có suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như "Tôi sẽ không bao giờ có nhiều tiền". 

Thực tế là nếu bạn không có niềm tin về việc kiếm và quản lí tiền bạc, chắc chắn tình hình tài chính của bạn cũng sẽ rất tệ.

Bạn phải có định hướng và tự hiểu rằng mình có khả năng kiếm tiền cũng như hoàn toàn có thể ra các quyết định tài chính sáng suốt. Những suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến việc bạn chủ động, lạc quan trong việc tạo dựng, tuân thủ các thói quen tài chính lành mạnh.

3. Quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu

Bước đầu tiên trong bất kì kế hoạch tài chính nào cũng là theo dõi chi tiêu. Bạn sẽ cần khám phá tất cả các khoản chi tiêu cố định và tiềm năng của mình vì có một thực tế là rất khó để có thể quản lí những gì bạn không thấy. 

Bạn hãy cố gắng ghi nhớ về số tiền mua hàng hóa trong vòng 1 hoặc 2 ngày, sau đó thống kê chúng và tự đánh giá xem có khoản nào là không thực sự cần thiết? Các tác nhân khách quan nào thúc đẩy chi tiêu của bạn? Nhiều người thường mua sắm nhiều hơn khi căng thẳng hoặc buồn chán.

Sau khi hiểu về thực trạng và các nguyên nhân, bạn hãy tìm cách thay đổi, giảm thiểu hoặc chấm dứt những sai lầm như vậy.

4. Xây dựng một kế hoạch tài chính với sự cởi mở

Rất nhiều người trong chúng ta bị thúc đẩy để lập ra một kế hoạch tài chính trong những thời điểm tuyệt vọng với hi vọng giải quyết được "tình huống bị mắc kẹt", ví dụ như quẹt thẻ tín dụng tới tối đa hạn mức và không thể thanh toán đúng thời hạn. 

Trong những trường hợp như vậy, kế hoạch tài chính bị gán cho những kì vọng không thể thực hiện được.

Cách tốt nhất là bạn hãy tiếp tục duy trì sự tích cực và tham vọng tài chính của mình, kiên nhẫn với việc cắt giảm chi tiêu và cố gắng nhanh trả hết nợ nần, bắt đầu để tiết kiệm. Hãy cởi mở với kế hoạch tài chính và vị tha với chính mình để nhanh chóng phục hồi trở lại.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.