Quán trà đặc biệt ở Sài Gòn, không nhận thêm khách khi đủ 5 bàn

Uống trà phải “hòa, kính, thanh, tịch” là thông điệp mà mà một quán trà nhỏ, nép mình giữa phố thị Sài Gòn muốn gửi gắm. Với mong muốn đảm bảo không gian yên tĩnh, giúp giải tỏa căng thẳng, chủ quán trà tuyệt đối không nhận thêm khách nếu số lượng quá 5 bàn.
Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 1.

Nằm trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TP HCM), quán trà Từ Tâm của anh Lâm Hải Sơn đang được giới trẻ tìm đến như một lựa chọn để lắng nghe và tìm lại chính mình. Quán mở từ 9h sáng đến 10h tối.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 2.

Giá trà được bán ở mức 60.000 - 200.000 đồng/ấm. Đối với trà hoa sẽ dao động từ 58.000 - 168.000 đồng/ấm dành cho 1-2 khách tùy theo loại trà. Quán trà được mở ra với hình thức kết hợp kinh doanh giữa nhà hàng chay và quán nước.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 3.

Lí giải về hình thức kinh doanh này, anh Sơn bộc bạch: "Thưởng thức trà đạo chưa phổ biến nhiều. Sau nhiều biến cố của cuộc sống mình biết đến trà đạo. Trà là chất dẫn giúp mình tịnh tâm. Từ đó mình mở quán với mong muốn gửi gắm tinh thần "hòa, kính, thanh, tịch" của trà đạo đến các bạn trẻ. Quán chay kết hợp với quán trà vì cả 2 có sự đồng điệu từ tâm, tên quán cũng từ đó mà ra".

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 4.

Nói đến trà đạo, người ta thường nhắc đến văn hóa uống trà của người Nhật, điềm đạm, cung kính. Trà đạo của Trung Hoa có phần thiên về nghệ thuật trình diễn là rót trà. Song, ở quán trà Từ Tâm, anh Sơn hướng về nét văn hóa của người Việt.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 5.

Trong thời gian tìm hiểu về trà đạo anh nhận thấy: "Tinh thần trà của Việt Nam rất hay, nó dung hòa được văn hóa của Nhật và Trung. Vốn dĩ cái cốt lõi khi thưởng thức trà đạo là hòa mình vào không gian, kính trọng bạn hữu, tâm thanh tịnh. Điều này tạo nên sự khác biệt mà chỉ khi ngồi trong bàn trà mới có được"

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 6.

Anh Sơn mong muốn rằng: "Khách hàng đến quán trà khi ra về phải cảm thấy thật sự dễ chịu và năng lượng hơn. Dường như cuộc sống càng hiện đại thì họ thường tìm về và trân trọng những khoảng lặng như thế". Anh chủ quán không thích "quảng cáo phô trương", chỉ cần những vị khách đến đây mang được tinh thần của trà đạo ra về là "mình đã nhận lại niềm vui".

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 7.

Ở Sài Gòn không khó tìm một quán nước để gặp gỡ bạn bè, trao đổi công việc nhưng tìm một quán nước yên tĩnh và nhẹ nhàng thì không dễ. Hiểu được nhu cầu đó, anh Sơn quyết định mở quán trà, mà theo lời của anh, "không nghĩ nhiều về lợi nhuận". Vì muốn đem lại một chỗ yên tĩnh để cùng trò chuyện và chia sẻ cho các vị khách, quán tuyệt đối không nhận thêm khách nếu số lượng quá 5 bàn. Dù chỉ kiếm được không quá triệu đồng mỗi ngày, anh Sơn vẫn quyết tuân thủ nguyên tắc trên.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 8.

Anh cũng tâm sự: "Mình cũng không có kinh nghiệm kinh doanh lúc mở thì cũng chật vật về chi phí nhưng may mắn là không quá khó khăn, làm từ từ rồi kinh nghiệm. Sau 2 tháng hoạt động thì quán cũng được nhiều người biết đến, đông khách hơn". Khách vãng lai, đến rồi đi, những vị khách ngồi lại trung bình một ngày khoảng từ 4-5 bàn. Khách hàng chủ yếu của quán là các bạn trẻ từ 18-25 tuổi.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 9.

Chủ quán trà là một diễn viên, đạo diễn nổi tiếng. Suốt những năm vào nghề anh đã có riêng cho mình những thành công nhất định, đến với trà đạo là một cơ duyên. Anh Sơn cho biết đây chỉ là nghề tay trái của mình. Quán trà giúp anh có thể tìm được những tâm hồn đồng điệu am hiểu về trà đạo, từ đó anh tìm được niềm vui trong cuộc sống.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 10.

Thời gian tới, quán sẽ nhận một số bạn khiếm thính đến để thực tập. "Hoàn cảnh của người khiếm thính rất đặc biệt. Trà đạo thì cần không gian tĩnh lặng nên những người khiếm thính làm công việc này rất phù hợp", anh Sơn giải thích.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 12.

Bạn Hoài Phúc (quận 3, TP HCM), chia sẻ: "Em mình hôm trước đi rồi khoe là ở đây có cách pha trà nhìn hay lắm nên hôm nay sẵn dịp đi qua uống cho biết. Không gian tuy nhỏ nhưng không bị ngộp, nhìn rất trang nhã, thích hợp để uống trà. Mình thích sự yên tĩnh này, bày trí gọn như vậy sẽ tiện để quản lí vì những dụng cụ pha trà này khá là dễ vỡ".

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 13.

Đối với những khách hàng lần đầu đến với quán, họ sẽ được nhân viên phục vụ hướng dẫn cụ thể từng bước pha trà, bao gồm 4 bước: làm ấm dụng cụ, nhiệt độ nước, lượng trà, thời gian hãm trà (pha trà).

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 14.

Thông thường những người đã từng uống trà sẽ thích những dòng trà cơ bản như ô lông, túy quan âm, hồng trà, bạch trà, shan tuyết. Còn những bạn trẻ thích uống trà hoa hơn như trà táo đỏ, hoa hồng, trà lài, hoa chi bản. Cứ khách nào đến quán, anh Sơn sẽ hướng dẫn tận tình, hỏi rõ khách hàng có bị mất ngủ không, nếu có thì ấm trà sẽ được thêm một ít hoa cúc. Nguồn trà được sử dụng tại quán đa số là trà của Việt Nam.

Có một quán trà đặc biệt, không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn! - Ảnh 15.

Nhắc đến nghệ thuật pha trà thường có câu "nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm", anh Sơn phân tích rằng: "Trong các bước pha trà, bước nào cũng quan trọng như nhau nhưng để làm nên một ấm trà ngon là nằm ở bước pha trà vì nếu để trà quá lâu sẽ làm cho vị trà bị đắng, chát".

Các bước pha trà được ghi rất rõ ràng trong menu. Ngoài ra, trong menu còn xen kẽ vào những câu chuyện, khi khách ngồi thưởng thức trà là những người ngoại đạo họ có thể đọc và tìm hiểu để biết thêm về văn hóa uống trà. 

Quán trà không nhận thêm khách nếu quá 5 bàn.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.