Qui mô KCN tại Việt Nam tăng gấp 300 lần sau hơn 30 năm, phía Nam chiếm ưu thế

Long An là tỉnh sở hữu nhiều KCN nhất Việt Nam với 63 KCN và phân khu. Tiếp đó là ba tỉnh phía Nam gồm Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM với số lượng lần lượt là 49, 44 và 35 - lớn hơn nhiều so với 6 tỉnh thành theo sau.

Cả nước hiện có 336 KCN, qui mô tăng gấp 300 lần sau hơn 30 năm

Theo Vụ quản lí các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp (KCN) đã thành lập, chia thành hơn 700 phân khu, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 97.800 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt gần 66.000 ha.

Qui mô KCN tại Việt Nam tăng gấp 300 lần sau hơn 30 năm, phía Nam chiếm ưu thế - Ảnh 1.

(Ảnh: Báo Bình Dương).

Tỉ lệ lấp đầy của các KCN đang hoạt động đạt khoảng 76%.

Trong đó, 261 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 68.700 ha và 75 KCN còn lại (chiếm diện tích 29.100 ha) đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. 

Ngoài ra, có 38/336 KCN nằm trong khu kinh tế (KKT) với tổng diện tích khoảng 16.600 ha.

6 tháng đầu năm 2020, tính chung các KCN, KKT trên cả nước thu hút được khoảng 335 dự án FDI với số vốn đăng kí mới và tăng thêm đạt khoảng 6 tỉ USD.

Nhờ đó, Việt Nam nâng lên 9.835 dự án FDI với tổng vốn đăng kí 197.800 tỉ USD; vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 72,3%.

Đối với các dự án đầu tư trong nước (DDI), trong 6 tháng qua, các KCN, KKT trên cả nước thu hút được khoảng 282 dự án với tổng vốn đăng kí mới và tăng thêm đạt khoảng 62.700 tỉ đồng.

Nước ta có 9.650 dự án DDI với tổng vốn đầu tư khoảng 2,31 triệu tỉ đồng; vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 46,3%.

Giai đoạn 5 năm đầu mở cửa từ năm 1986, Việt Nam có khoảng hơn 300 ha đất dành riêng cho các KCN, đến nay con số ấy đã tăng lên gấp 300 lần, đạt 97.800 ha. Từ 1 KCN đầu tiên năm 1991 tăng lên 336 KCN năm 2020.

Cả nước có 336 KCN, qui mô tăng gấp 300 lần sau 34 năm - Ảnh 1.

(Nguồn tổng hợp từ Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Cả nước có 336 KCN, qui mô tăng gấp 300 lần sau 34 năm - Ảnh 2.

(Nguồn tổng hợp từ Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Theo Dân trí, trong một báo cáo năm 2019 của JLL, công ty dịch vụ bất động sản thương mại của Mỹ, nhận định sự tăng trưởng mạnh mẽ này có được nhờ định hướng của Việt Nam trong việc tập trung vào xuất khẩu, thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Một lí do quan trọng nữa khi nước ta sở hữu lực lượng lao động trẻ, dồi dào, chi phí thấp, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ.

Các KCN phía Nam chiếm ưu thế

Lũy kế đến hết tháng 6/2020, phía Nam là khu vực tập trung nhiều KCN nhất nước ta với tổng 318 KCN và phân khu, miền Bắc đứng thứ hai với 262 KCN và phân khu, con số này ở miền Trung là 160.

Long An là tỉnh sở hữu nhiều KCN nhất Việt Nam với 63 KCN và phân khu. Tiếp đó là ba tỉnh phía Nam gồm Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM với số lượng lần lượt là 49, 44 và 35 - lớn hơn nhiều so với 6 tỉnh thành theo sau. 

Cả nước có 336 KCN, qui mô tăng gấp 300 lần sau 34 năm - Ảnh 3.

(Nguồn tổng hợp từ Cổng thông tin Khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Các KCN có qui mô lớn hầu như đều tập trung tại Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung. Bởi đây là những vùng nằm trong các khu kinh tế trọng điểm, dân cư đông đúc, vị trí địa lí thuận lợi. 

Nếu như Đông Nam Bộ có vùng nguyên liệu nông sản trù phú, thì đồng bằng sông Hồng có lợi thế nguyên liệu về lương thực, khoáng sản, nông sản, thủy sản. Duyên hải miền Trung giàu có về nguồn lợi thủy sản, khoáng sản.

Tuy khu vực phía Nam các KCN rất phát triển và chiếm ưu thế, nhưng miền Bắc là vùng thu hút nhiều sự chú ý trong làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, bởi các công ty đang tìm kiếm địa điểm đầu tư mới với chi phí lao động thấp hơn, trong khi vẫn duy trì được khoảng cách gần với cơ sở đã hoạt động của họ tại đại lục.

Ngoài ra, tuy khởi đầu muộn hơn so với phía Nam, nhưng khu vực phía Bắc, dẫn đầu là tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh có lợi thế hơn về công nghệ cao. Khu vực này cũng phát triển đáng kể trong vòng 10 năm qua và ngày càng bứt tốc hơn.

Trong khi đó, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh thành vẫn còn non trẻ khi so sánh với hai khu vực còn lại. Miền Trung cũng không ghi nhận KCN nào trong top 10 các KCN.

Các ngành công nghiệp trọng điểm trong khu vực chủ yếu tập trung vào nhóm ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thực phẩm.

Các khu công nghiệp phát triển nhất Việt Nam có thể kể đến như: KCN đô thị Nam Sơn – Hạp Lĩnh (300 ha, Bắc Ninh), KCN Hiệp Phước (2.000 ha, TP HCM), KCN Phú Nghĩa (670 ha, Hà Nội), KCN Bình Xuyên (982 ha, Vĩnh Phúc), KCN Phước Đông (2.190 ha, Tây Ninh), KCN Sài Gòn – Nhơn Hội (630 ha, Bình Định), Becamex Bình Phước (gần 2.000 ha, Bình Phước), KCN Tân Tạo (443 ha, TP HCM),...


chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.