Qui tắc cộng gộp trong FTA

Qui tắc cộng gộp là các phương pháp tính toán giá trị các phần “có xuất xứ” của các nguyên liệu từ các nước khác nhau trong cùng một FTA trong giá trị cuối cùng của thành phẩm để xác định xuất xứ của thành phẩm. Mỗi FTA có qui tắc cộng gộp riêng.

Về cơ bản, qui tắc cộng gộp cho phép một sản phẩm của một nước thành viên được tiếp tục gia công, chê sbieens và gia tăng giá trị ở các nước thành viên khác của khu vực FTA để được hưởng ưu đãi thuế quan như thể tất cả công đoạn này được thực hiện ở bên thành viên cuối cùng.

Theo cách này, quá trình sản xuất hàng hóa có thể sử dụng các nguyên liệu từ nhiều nước thành viên FTA, các nguyên liệu này sẽ được cộng gộp theo các cách thức nhất định để tính giá trị gia tăng trong khu vực FTA cho thành phẩm.

Các qui tắc cộng gộp càng linh hoạt càng cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu từ nhiều nguồn trong khu vực FTA, giúp xây chuỗi giá trị sản phẩm trong khu vực FTA đó.

Ví dụ qui tắc cộng họp cho RVC

Ví dụ về cộng gộp đối với trường hợp qui tắc xuất xứ theo tiêu chí hàm lượng khu vực (RVC).

Hàng hóa: Bánh qui của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore (HS 1905.31), qui tắc xuất xứ theo ATIGA: RVC 40%

Nguyên vật liệu

Nguồn gốc

Xuất xứ

Giá trị

Bột mì

Mỹ

Không có xuất xứ ATIGA

6,0 USD

Đường

Malaysia

Có xuất xứ ATIGA

3,0 USD

Hương liệu

Việt Nam

Có xuất xứ ATIGA

1,8 USD

Trứng

Indonesia

Có xuất xứ ATIGA

1,5 USD

Chi phí nhân công, phân bổ trực tiếp

và chi phí khác

 

4,5 USD

Lợi nhuận

 

 

3,2 USD

Trị giá FOB

 

 

20,0 USD

Malaysia và Indonesia đều là thành viên của Hiệp định ATIGA, Mỹ không phải thành viên Hiệp định này. Do đó, ngoại trừ hương liệu được sản xuất tại Việt Nam, các nguyên liệu còn lại nhập khẩu thì chỉ có đường (Malaysia) và trứng (Indonesia) được coi là có xuất xứ ATIGA và giá trị của các nguyên liệu này sẽ được cộng gộp để tính RVC của thành phẩm bánh qui.

Tính RVC theo cách trực tiếp: RVC = (20 - 6)/20 x 100% = 70%

RVC của sản phẩm bánh qui là 70% (lớn hơn 40%) do đó sản phẩm này đáp ứng được tiêu chí RVC 40% của ATIGA và được coi là sản phẩm có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan ATIGA.

Như vậy, mặc dù chỉ có hương liệu là được sản xuất tại Việt Nam còn lại đều nhập khẩu, nhưng do phần lớn nguyên liệu nhập khẩu từ khu vực ASEAN nên sản phẩm bánh qui của Việt Nam vẫn có xuất xứ ATIGA.

Có bao nhiêu hình thức cộng gộp?

Về cơ bản có ba hình thức cộng gộp.

Cộng gộp thông thường (Accumulation)

Đây là hình thức cộng gộp được áp dụng trong tất cả FTA Việt Nam là thành viên.

Đây cũng là hình thức cộng gộp phổ biến nhất trong thương mại quốc tế. Nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể qui định cho nguyên liệu đó (gọi là nguyên liệu "có xuất xứ") thì 100% trị giá của nguyên liệu vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

Cộng gộp toàn bộ/ Cộng gộp đầy đủ (Full Cumulation)

Đây là hình thức cộng gộp được áp dụng trong một số FTA thế hệ mới (như CPTPP) hoặc áp dụng cho một số nhóm hàng nhất trong trong một số FTA (như nhóm hàng dệt may trong AJCEP, nhóm hàng dệt may trong AANZFTA).

Qui định này cho phép nguyên liệu chỉ đáp ứng một phần qui tắc xuất xứ (ví dụ không thể đáp ứng tiêu chí RVC 40% mà chỉ có thể đáp ứng tiêu chí RVC 19%) nhưng giá trị phần có xuất xứ đó vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

Phần được cộng gộp sẽ chỉ là phần giá trị gia tăng thực tế (19%) chứ không phải toàn bộ trị giá của nguyên liệu (100%) như các tính cộng gộp thông thường.

Cộng gộp từng phần (Partial Cumulation)

Đây là hình thức cộng gộp được qui định duy nhất trong ATIGA nếu nguyên liệu chỉ đáp ứng ngưỡng RVC từ 20% - 39% thì được cộng gộp đúng số giá trị thực tế "có xuất xứ" đó vào công đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho hàng hóa, còn nếu nguyên liệu có RVC dưới 20% thì không được cộng gộp.

Trường hợp áp dụng "cộng gộp từng phần" ATIGA, nguyên liệu vẫn được cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D và sẽ được đánh dấu vào ô "Partial Cumulation" trên C/O.

Việc đánh dấu nhằm giúp cơ quan hải quan bên nhập khẩu phân biệt được đây là C/O sử dụng cho mục đích cộng gộp từng phần và C/O này sẽ không được hưởng ưu đãi ATIGA.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.