Qui trình thực hiện dự án bất động sản chỉ còn 5 bước

Sau khi doanh nghiệp bất động sản “than” mệt mỏi vì qui trình làm dự án 6 bước, Sở Xây dựng TP HCM đã đề xuất rút ngắn qui trình làm dự án xuống còn 5 bước.

Ngày 10/4, ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho biết, đã ký văn bản số 2363/SXD-PTDT gửi UBND TP HCM đề xuất hoàn thiện qui trình thực hiện dự án nhà ở thương mại theo qui định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở. Theo đó, Sở Xây dựng thống nhất qui trình thực hiện dự án nhà ở thương mại gồm 5 bước.

Cụ thể, nếu căn cứ theo Luật Đầu tư thì làm theo các bước, bước thứ nhất là lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư. Bước thứ hai là lập qui hoạch chi tiết 1/500 hoặc thỏa thuận qui hoạch tổng thể mặt bằng phương án kiến trúc công trình theo qui định của Luật qui hoạch đô thị. Bước thứ ba là lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo qui định của Luật Đất đai. Bước 4 là xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bước 5 là công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng.

Còn nếu căn cứ theo Luật Nhà ở, qui trình thực hiện dự án nhà ở thương mại cũng theo 5 bước là chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, lập qui hoạch 1/500, chấp thuận đầu tư dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế cơ sở hoặc xác định nghĩa vụ tài chính theo qui định của Luật Đất đai.

Qui trình thực hiện dự án bất động sản chỉ còn 5 bước - Ảnh 1.

Qui trình làm dự án bất động sản 6 bước khiến doanh nghiệp mệt mỏi, mất nhiều thời gian để giải quyết thủ tục pháp .

Trước đó, tại Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa chính quyền TP HCM với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tổ chức hồi cuối tháng 2/2020, nhiều doanh nghiệp than thở, theo qui trình của UBND TP HCM đưa ra, để thực hiện một dự án bất động sản có đất hỗn hợp, doanh nghiệp phải trải qua 6 bước.

Trong đó, bước thứ nhất làm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, bước thứ hai trình duyệt qui hoạch chi tiết 1/500, bước thứ ba làm thủ tục giao thuê đất, bước 4 qui định doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, bước 5 mới được cấp “sổ đỏ” dự án, bước 6 doanh nghiệp mới được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng, qui trình này là quá dài vì đến bước thứ 6 mới cho doanh nghiệp làm giấy phép xây dựng. Đặc biệt mới đến bước thứ 4 đã bắt doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. 

Trong khi từ lúc nộp tiền sử dụng đất đến khi ra giấy phép xây dựng phải mất khá nhiều thời gian mà thời gian này doanh nghiệp không làm được gì khiến tiền tiếp tục “ngâm” trong đất. 

Những khoản tiền này cũng là tiền đi vay từ ngân hàng. Nếu dự án ngâm quá lâu sẽ khiến chi phí vốn đội lên và toàn bộ chi phí này tính vào giá thành, khách hàng là người gánh chịu cuối cùng.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), dự án nhà ở có chi phí đầu tư rất lớn và thường phải mất khoảng 5 - 7 năm để thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thi công các công trình cơ sở hạ tầng, móng, mới hội đủ điều kiện huy động vốn như chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo giá thị trường, phải ký quĩ từ 1-3% tổng vốn đầu tư, chi phí xây lắp các công trình của dự án, chi phí vốn và lãi vay, chi phí bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chi phí quản doanh nghiệp và quản dự án…

Do đó, qui trình thủ tục hành chính thực hiện dự án nhà ở thương mại 5 bước theo qui định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở có vai trò cực quan trọng, vừa phải đảm bảo tuân thủ và chấp hành pháp luật, vừa phải thể hiện đầy đủ tinh thần cải cách hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.