Quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn đến năm 2040 được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt ngày 17/07/2017.

Phạm vi quy hoạch 

Thành phố Sầm Sơn nằm ở phía đông tỉnh Thanh Hoá, cách TP Thanh Hoá khoảng 16 km; phía bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía nam và phía tây giáp huyện Quảng Xương; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Thành phố với tổng diện tích tự nhiên hơn 4500 ha (sau khi sát nhập 6 xã của huyện Quảng Xương).

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp nằm trong ranh giới hành chính Thành phố Sầm Sơn bao gồm 11 đơn vị hành chính (8 phường: Bắc Sơn, Quảng Tiến, Trung Sơn, Trường Sơn,Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Cư, Quảng Châu và 3 xã:, Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh,).

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp bao gồm các khu vực lân cận xung quanh đô thị Sầm Sơn.

Tính chất vùng 

TP Sầm Sơn là đô thị du lịch của tỉnh Thanh Hóa, các tỉnh phía Bắc và cả nước, mang tầm vóc quốc tế. Thành phố cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sầm Sơn là đô thị nghỉ mát, nghỉ dưỡng và du lịch biển, phát triển dịch vụ, cụm chế xuất thủy sản và cụm nông nghiệp công nghệ cao phục vụ du lịch. Thành phố có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng. 

Các dự báo phát triển vùng 

Dự kiến quy mô dân số đến năm 2040 là 250.000 người. Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2040 khoảng 3.908 ha. 

Về hướng phát triển đô thị và liên kết vùng, sẽ có năm hướng chính sau: 

Theo hướng đông tây, TP Sầm Sơn là điểm xuất phát của hành lang kinh tế - đô thị dọc QL47 kết nối với vùng động lực phía Tây của tỉnh (Lam Sơn - Sao Vàng); đồng thời là điểm đến của khu vực phía tây Thanh Hóa và Đông Bắc Lào.  

Theo trục QL47, QL45 kết nối Sầm Sơn với di sản thế giới thành nhà Hồ và các điểm du lịch của khu vực phía tây của tỉnh Thanh Hóa. 

Từ Sầm Sơn theo đường Voi - Sầm Sơn đến QL45 kết nối với khu du lịch Bến En; từ Bến En theo đường Sao Vàng - Nghi Sơn kết nối xuống khu kinh tế Nghi Sơn và trở về Sầm Sơn theo hành lang du lịch ven biển tạo thành tuyến du lịch khéo kín phía Nam. 

Từ Sầm Sơn theo đường ven biển kết nối khu du lịch biển Hải Tiến (Hoằng Hóa), động Từ Thức (Nga Sơn), cụm di tích văn hóa tâm linh Bỉm Sơn (Đền Sòng, đền Chín Giếng) - đền Phố Cát (Thạch Thành), thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc) quay trở lại Sầm Sơn hình thành tuyến du lịch khép kín phía Bắc. 

Theo đường thủy dọc sông Mã hình thành tuyến du lịch trên sông kết nối Sầm Sơn qua di tích Hàm Rồng - Núi Đọ - Ngã Ba Bông với cụm di tích văn hóa tâm linh đền Hàn Sơn, đền Cô Bơ,...

XEM và TẢI VỀ quyết định và các bản đồ trong Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn đến năm 2040 ở dưới đây:  

 - Bản vẽ định hướng phát triển không gian:    

 Bản vẽ định hướng phát triển không gian TP Sầm Sơn. 

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.