Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030

Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 25/2/2013.

Quy hoạch xác định giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng hạ tầng kinh tế xã hội. Vì vậy, cần được ưu tiên đầu tư phát triển. Mục tiêu đến năm 2020, khối lượng khách vận chuyển 5,6 tỷ hành khách với 154,56 tỷ hành khách luân chuyển.

Khối lượng hàng vận chuyển 1.310 triệu tấn với 73,32 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển; Phương tiện ô tô các loại có khoảng 3,2 - 3,5 triệu xe. Phấn đấu dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân 16 - 26% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

Ngoài ra, ưu tiên phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thôn xóm tối thiểu 50%.

Định hướng đến năm 2030, thỏa mãn được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn; kết nối được với các phương thức vận tải khác, nhất là các điểm chuyển tải khách đường dài với vận tải hành khách đô thị. Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Nhu cầu đất và vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Nhu cầu đất sử dụng cho mạng lưới quốc lộ đến năm 2020 (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 77.934 ha, trong đó cần bổ sung cho phát triển mạng lưới quốc lộ đến năm 2020 khoảng 21.203 ha;

Nhu cầu đất phát triển đường bộ cao tốc đến năm 2020 (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 41.100 ha, trong đó đất bổ sung thêm khoảng 38.200 ha; Nhu cầu đất phát triển đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 (tính cả hành lang bảo vệ) khoảng 8,873 ha.

Về nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020, ước tính: Quốc lộ (không bao gồm quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh) khoảng 255.701 tỷ đồng, bình quân 31.963 tỷ đồng/năm; Quốc lộ 1 khoảng 89.362 tỷ đồng, bình quân 22.340 tỷ đồng/năm;

Đường Hồ Chí Minh khoảng 240.839 tỷ đồng, bình quân 26.760 tỷ đồng/năm; Đường bộ cao tốc khoảng 392.379 tỷ đồng, bình quân 49.092 tỷ đồng/năm, trong đó riêng cao tốc Bắc Nam phía Đông là 209.173 tỷ đồng, bình quân 26.147 tỷ đồng/năm;

Đường bộ ven biển khoảng 28.132 tỷ đồng (giai đoạn đến năm 2020 là 16.013 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2020 là 12.120 tỷ đồng); bình quân giai đoạn đến năm 2020 là 1.600 tỷ đồng/năm; Đường tỉnh khoảng 120.000 tỷ đồng, bình quân 12.000 tỷ đồng/năm;

Giao thông đường bộ đô thị cho thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chi Minh: Khoảng 287.500 tỷ đồng, bình quân 29.000 tỷ đồng/năm; Giao thông nông thôn khoảng 151.404 tỷ đồng, bình quân 15.140 tỷ đồng/năm.

Về vốn bảo trì, ước tính nhu cầu vốn bảo trì đường bộ do Trung ương quản lý đến năm 2020: Bình quân 6.700 tỷ đồng/năm; Đường địa phương (chỉ tính đến đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị) là 5.500 tỷ đồng/năm.

Xem chi tiết: Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.