Quy trình xử lý hành vi lấn chiếm vỉa hè

Khi xử phạt, lực lượng chức năng nên tuân thủ về hình thức cũng như trình tự, thủ tục theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo quy định tại Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ. Trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác phải do UBND cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

Vậy những hành vi lấn chiếm vỉa hè, giành luôn phần đường của người đi bộ để dựng xe, bày bán hàng hóa này bị xử phạt bao nhiêu, ai là người có quyền được phạt?

Nghị định 46/2016/NĐ - CP đưa ra mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm như sau:

quy trinh xu ly hanh vi lan chiem via he Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường có thể bị phạt tới 40 triệu đồng

Tuy nhiên, khi thực hiện, lực lượng chức năng nên tuân thủ về hình thức cũng như trình tự, thủ tục theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đầu tiên, khi phát hiện hành vi vi phạm này thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kể từ ngày lập biên bản xử phạt hành chính, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thời gian này có thể kéo dài tối đa 30 ngày nếu là trường hợp phức tạp hoặc cần giải trình theo quy định của Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản được áp dụng khi xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Thứ hai, xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thứ ba, người vi phạm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Nộp tiền phạt. Trường hợp đã hết thời hạn xử phạt thì ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc người có hành vi xây dựng trái phép tháo dỡ.

Người bị xử phạt cần phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, trừ trường hợp có quy định khác. Sau thời hạn này, nếu không tự nguyện thi hành, người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành. Một số biện pháp cưỡng chế thi hành như: kê biên tài sản,buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả… Trong quá trình thực hiện cưỡng chế đập phá/ thu hồi công trình vi phạm thì phải có biên bản kê khai các tài sản.

Nếu quá trình xử lý vi phạm hành chính sai quy định pháp luật, người dân chịu ảnh hưởng có thể khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện tại tòa đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền, có trách nhiệm liên quan thì người dân được quyền tố cáo.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.