Ra đề Văn mở: Cần tôn trọng quan điểm riêng của người học

Theo một số giáo viên, việc đưa ra đề văn mở cho học sinh làm cần phải tôn trọng quan điểm cá nhân của các em, không nên áp đặt theo một khuôn mẫu có trước.
ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc Chi Pu 'không biết hát' vào đề Ngữ văn lớp 10: 'Đây là văn tự sự không phải văn nghị luận xã hội'
ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc Nhân vật Chi Pu được đưa vào đề Ngữ văn lớp 10 gây tranh luận
ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc Thầy Văn Như Cương và bác sĩ Nguyễn Anh Trí vào đề kiểm tra môn Văn
ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc Thầy phải gánh 'nợ xấu' cho học trò, học trò thấy thầy lại 'trốn' lên rừng

Liên quan đến câu chuyện mới đây, một số trường THPT đã đưa vào đề kiểm tra học kỳ I những nhân vật, sự kiện thời sự gây tranh luận, câu hỏi đặt ra là liệu việc đưa các nhân vật thời sự vào đề thi có thực sự cần thiết và phải chọn lọc. Chúng tôi đã ghi nhận ý kiến từ một số giáo viên về vấn đề này.

ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc. Ảnh: Thanh Hùng.

Đề Văn "mở" cần những gì?

Chia sẻ với chúng tôi, thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - giáo viên hệ thống giáo dục hocmai.vn cho rằng: "Một đề thi mở là đề thi phải cho học sinh được tự do lựa chọn nhân vật, lựa chọn đề tài, lựa chọn quan điểm để trình bày. Với đề thi yêu cầu hoá thân thành Chipu, rõ ràng đề thi không cho học sinh lựa chọn trong trường hợp này. Chưa kể, đề thi còn có tính đánh đố ở chỗ không phải em nào cũng biết tới những nhân vật trong đề và có quan điểm đủ rõ ràng về tranh cãi này.

Nếu đặt vào vị trí của học sinh - với áp lực điểm số của một bài thi học kỳ, các em chắc chắn sẽ có sự rụt rè và khó khăn nhất định khi phải viết về một nhân vật, một câu chuyện mà mình chưa hiểu rõ. Làm sao có thể tự tin viết về một thứ mình không hiểu rõ?".

Theo thầy Ngọc, nếu thực sự là đề thi mở, lẽ ra đề thi phải đặt vấn đề lại là: "Trong cuộc sống hiện đại, những người trẻ thường nhạy bén hơn trong việc tiếp cận cái mới, có khao khát sáng tạo và khát vọng thể hiện, chứng tỏ năng lực của bản thân. Dù vậy, không phải lúc nào nỗ lực của họ cũng được ghi nhận bởi những rào cản về định kiến xã hội và cái nhìn có phần khác biệt, đôi khi là khắt khe của những người lớn tuổi...". Khi đó, học sinh có rất nhiều lựa chọn để minh hoạ cho vấn đề này.

Trong thực tế có rất nhiều học sinh gặp phải mâu thuẫn với bố mẹ trong việc lập kế hoạch cho học tập và công việc tương lai. Các em rất ghét việc bị người lớn áp đặt là phải học thế nào, học trường nào, làm công việc gì, ở đâu... và rất khao khát được bày tỏ nguyện vọng, quan điểm để muốn chứng tỏ bản thân. Với đề Văn như vậy, các em có thể kể lại câu chuyện của chính mình hoặc các anh chị xung quanh mình.

ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc
Các thí sinh trong một giờ làm bài kiểm tra môn Ngữ văn tại Hà Nội. Ảnh tư liệu.

Trong thời đại bùng nổ thông tin và mạng xã hội, mỗi ngày học sinh đều tiếp cận với vô số câu chuyện, vô số thông tin khác nhau. Nhưng ở lứa tuổi của các em, sự nhận thức chưa thực sự "chín", không phải khi nào các em cũng biết cách chọn lọc những thông tin bổ ích, cần thiết.

"Giáo dục, với chức năng và vai trò của nó, cần phải góp phần trong việc định hướng, định hình nhân cách cho học trò, khơi dậy trong các em những tình cảm tốt đẹp, những xúc cảm tích cực và những quan điểm đúng đắn, biết yêu - biết ghét - biết phản biện đúng người, đúng chuyện, đúng đối tượng. Và các thầy cô khi cung cấp thông tin cho học sinh, dù là trong bài giảng hay qua các đề thi, cũng đều nên và cần là một 'bộ lọc' cho các em về mặt thông tin để có thể khơi dậy những điều đó", thầy Vũ Khắc Ngọc nói.

Hãy tôn trọng quan điểm cá nhân của học sinh

Thầy giáo Trịnh Quỳnh - Giáo viên Ngữ văn tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) cho biết, đây không phải lần đầu tiên đề thi đề cập đến những vấn đề tranh cãi chưa có hồi kết trong dư luận. Trước đó rất nhiều đề thi nói về hiện tượng Sơn Tùng MTP, câu chuyện trong bộ phim Hậu duệ mặt trời... Việc đề thi đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự không có trong sách vở, chưa phải thông tin chính thống gây ra rất nhiều tranh cãi.

ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc
Thầy giáo Trịnh Quỳnh - Giáo viên Ngữ văn tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định). Ảnh: NVCC.

Thầy giáo Quỳnh cho rằng: "Giáo dục nước ta từ trước nay phần lớn vẫn còn mang tính một chiều, luôn đề cao và lấy kiến thức trong sách vở làm chuẩn mực. Trong các giờ học, trong các đề thi kiểm tra không đề cập đến các vấn đề gây tranh cãi. Như thế học sinh không được quyền và không có cơ hội được nói lên quan điểm, chính kiến riêng của mình. Tư tưởng của người viết thường bị gò vào một cái khuôn mẫu nhất định.

Sự rập khuôn máy móc ấy có thể hạn chế sự phát triển và sáng tạo. Biểu hiện là khi ai đó bày tỏ quan điểm, đề xuất hay sáng kiến cá nhân có sự khác biệt với số đông thường không được lắng nghe mà bị đánh giá tiêu cực, chỉ trích và phê phán. Vì vậy ra đề mở để lắng nghe những tranh luận xã hội của người học cũng là đòi hỏi cần thiết của một nền giáo dục mở, không gò bó, quy ép tư duy của người học".

Bên cạnh đó, thầy Quỳnh cũng lưu ý cần cân nhắc trong việc lựa chọn vấn đề. Vì các vấn đề có tính thời sự, xu hướng không có tính bền vững sẽ nhanh chóng trở thành cái xưa cũ khi dư luận không quan tâm đến nữa. Nếu các vấn đề đưa ra không có tính khoa học, tính giáo dục thì nó trở nên phù phiếm, hình thức sáo rỗng, không có ý nghĩa.

Các thông tin đưa vào đề thi cho học sinh tiếp cận cũng cần có sự chọn lọc đảm bảo các yêu cầu về cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và khách quan. Đề xuất cải cách bảng chữ cái là một công trình nghiên cứu nên không thể đưa ra bình luận khi học trò chưa tiếp xúc một cách toàn vẹn với nghiên cứu này. Những thông tin như chuyện bị đá xéo, ảnh chế, clip xuyên tạc... về một ca sĩ là những thông tin chưa phù hợp có nên chăng là được nêu trong ngữ liệu ở đề thi? Cùng một vấn đề nhưng khai thác theo hướng tuổi trẻ và đam mê, khát vọng; vượt qua khó khăn từ dư luận số đông có lẽ sẽ thiết thực hơn.

"Nhìn chung, vấn đề được lựa chọn trong các bài giảng hay trong các đề thi không quan trọng, quan trọng là giáo viên sẽ khai thác thông tin gì, định hướng thông điệp gì và học sinh có được thực sự nói lên quan điểm của mình một cách tích cực hay không? Trong một phạm vi nào đó, những đề thi như thế sẽ thay đổi không khí học tập sôi nổi, hào hứng và thú vị hơn. ", thầy Quỳnh chia sẻ thêm.

Thầy giáo Trịnh Quỳnh còn dẫn câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã từng khẳng định: Để sống được hằng ngày tất nhiên phải nhờ vào những “giá trị thức thời”, nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những “giá trị bền vững”.

ra de van mo can ton trong quan diem rieng cua nguoi hoc Chi Pu 'không biết hát' vào đề Ngữ văn lớp 10: 'Đây là văn tự sự không phải văn nghị luận xã hội'

Đại diện tổ ra đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn của Trường THPT Hạ Hòa (Phú Thọ) cho rằng, nhiều người đã ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.