Sau giải thể hàng trăm chi nhánh, Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đầu tư vào cảng biển

Tập đoàn Hoa Sen góp vốn thành lập Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen, tập trung vào các dịch vụ vận tải đường biển, logictics, giao nhận hàng hóa.

Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) vừa ban hành nghị quyết về việc góp vốn thành lập Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen. Công ty mới do Tập đoàn Hoa Sen góp vốn có trụ sở tại phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen có vốn điều lệ 10 tỉ đồng, tương đương 1 triệu cổ phần. Trong cơ cấu doanh nghiệp mới, Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ đóng góp 4,9 tỉ đồng, tương đương tỉ lệ sở hữu 49%.

ton_hoa_sen-00_49_45_329

Tập đoàn Hoa Sen ồ ạt giải thể hàng trăm chi nhánh trước khi góp vốn thành lập Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen. (Ảnh: Hoa Sen Group).

Phó Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - ông Trần Ngọc Chu, được chỉ định làm người đại diện cho toàn bộ cổ phần của Tập đoàn Hoa Sen tại thời điểm thành lập công ty mới và các lần tăng vốn, thay đổi chủ sở hữu tiếp theo.

Ngành nghề đăng kí kinh doanh chính của Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen là các hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan vận tải. Cụ thể, là dịch vụ đại lí tàu biển, đại lí vận tải đường biển, dịch vụ môi giới hàng hải, dịch vụ cung ứng tàu biển, lai dắt tàu, vệ sinh tàu, logictics, giao nhận hàng hóa…

Ngoài ra, Công ty CP Cảng quốc tế Hoa Sen kinh doanh thêm 30 ngành nghề liên quan khác là môi giới, bán lẻ ô tô con, buôn bán nhiên liệu, vận tải hành khách (taxi, ven biển, thủy nội địa, viễn dương), du lịch, vận tải hàng hóa…

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Tập đoàn Hoa Sen của đại gia Lê Phước Vũ nhảy vào lĩnh vực cảng biển. 

Năm 2017, Hoa Sen từng thoái toàn bộ 45% vốn góp tại Công ty CP Tiếp vận & Cảng Quốc tế Hoa Sen Gemadep. Công ty này do Hoa Sen góp vốn cùng công ty CP Gemadept thành lập.

Hoa Sen đã giải thể hơn 370 chi nhánh

Việc góp vốn vào công ty cảng biển mới của Hoa Sen nằm trong bối cảnh doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hàng trăm chi nhánh tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Đầu tháng 3/2019, Hoa Sen lần đầu công bố thông tin về việc chấm dứt hoạt động của một số chi nhánh trực thuộc hệ thống kinh doanh của công ty. Ngay sau đó, hàng loạt chi nhánh khác đều đóng cửa. Đến nay, Hoa Sen đã giải thể đến hơn 370 chi nhánh, đặc biệt, có cả 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP HCM. 

Ảnh chụp Màn hình 2019-07-02 lúc 23

Lợi nhuận gần đây của Tập đoàn Hoa Sen có dấu hiệu đi xuống. (Đồ hoạ: Minh Phúc).

Tuy nhiên, cơn sóng giải thể này chưa có dấu hiệu dừng lại, Hoa Sen từng tuyên bố sẽ đóng cửa tiếp hàng trăm chi nhánh khác.

Nguyên nhân đóng cửa một loạt chi nhánh mà doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ đưa ra là tái cấu trúc hệ thống phân phối theo mô hình chi nhánh tỉnh, phục vụ công tác chuyển đổi các chi nhánh thành địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh tỉnh, nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

"Việc chấm dứt hoạt động hàng trăm chi nhánh này 'không xuất phát từ lí do kinh doanh không hiệu quả' và 'không làm ảnh hưởng chiến lược mở rộng hệ thống phân phối lên khoảng 1.000-1.200 cửa hàng' như kế hoạch đã thông qua", đại diện Hoa Sen khẳng định.

Báo cáo tài chính quý II/2019 của Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 6.922 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 53 tỉ đồng. Cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm nhẹ so với quý trước đó.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.