Sau vụ cà phê 'tẩm' pin: Phát hiện nhiều mẫu cà phê không có cà phê

Trước khi Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Đắk Nông bắt quả tang một cơ sở sản xuất tạp phẩm cà phê có ngâm tẩm với bột pin, cơ quan chức năng của tỉnh này đã tiến hành kiểm tra nhiều mẫu cà phê đang kinh doanh. Kết quả là nhiều sản phẩm không đạt chất lượng, thậm chí không phải là cà phê.

Trong khi dư luận đang hết sức quan tâm đến nghi vấn dùng tạp chất cà phê nhuộm với bột pin con ó, thì trong năm 2017 và dịp Tết Nguyên đán 2018, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông cũng phát hiện nhiều mẫu cà phê đưa ra thị trường tiêu thụ có hàm lượng caffeine thấp thậm chí không có caffeine, có nghĩa đó là cà phê giả.

Theo báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Sở NN & PTNT tỉnh Đắk Nông), trong đợt thanh kiểm tra gần nhất, đơn vị này đã tiến hành lấy 15 mẫu cà phê bột bất kỳ tại 4 huyện, thị xã trọng điểm của tỉnh Đắk Nông để phân tích hàm lượng caffeine.

sau vu ca phe tam pin phat hien nhieu mau ca phe khong co ca phe

Nhiều mẫu cà phê bị cơ quan chức năng phát hiện kém chất lượng.

Kết quả phân tích cho thấy có tới 14/15 mẫu cà phê bột không đạt hàm lượng caffeine so với tiêu chuẩn công bố chất lượng của cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 5251:2015), chiếm 93,3%. Trong đó, có 11/15 mẫu kém chất lượng; hàm lượng caffeine của các mẫu từ 0,06% đến 0,38%.

Đặc biệt, có 3 mẫu cà phê bột không phát hiện caffeine, tức không được làm từ cà phê mà hoàn toàn là một hỗn hợp khác chỉ có hương cà phê.

Liên hệ với ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản để hỏi về 3 mẫu cà phê bột không có hàm lượng caffeine có chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để điều tra làm rõ hay không, ông Chương cho biết: “Không anh. Cái đó lâu rồi, xử lý hết rồi”.

Trước đó, ông Chương cũng cung cấp thông tin, trên thị trường có rất nhiều mẫu cà phê kinh doanh. Tuy nhiên, do kinh phí xét nghiệm có hạn, nên khi đoàn kiểm tra đi lấy mẫu, bằng cảm quan, test nhanh thấy nghi ngờ mẫu nào thì mới mang đi xét nghiệm, chứ không xét nghiệm tất cả.

sau vu ca phe tam pin phat hien nhieu mau ca phe khong co ca phe

Theo đánh giá của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Đắk Nông, mức độ bảo đảm an toàn thực phẩm của cà phê là "đáng báo động"

Còn theo bà Võ Thị Kinh Chi, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thì từ đầu năm 2018 tới nay, chi cục chưa thực hiện đợt lấy mẫu cà phê nào mà tập trung kiểm tra các mặt hàng khác.

Cũng trong năm 2017, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đắk Nông phát hiện một số lượng lớn cà phê có nhiều biểu hiện nghi vấn sau khi tiến hành kiểm tra xe ô BKS: 47T-3003 do tài xế Trương Công Đạt (SN 1977, ngụ TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) điều khiển.

Tài xế Đạt cho biết, ông này đang chạy xe đi giao hàng cho khách, trên xe vận chuyển 440 gói cà phê bột loại 500g mang nhãn hiệu Chồn Trùng Dương, có địa chỉ ghi trên bao bì hàng hóa 144 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

sau vu ca phe tam pin phat hien nhieu mau ca phe khong co ca phe

Cơ quan chức năng tiêu hủy số cà phê chồn sản xuất tại địa chỉ ma (ảnh: Sở Công Thương Đắk Nông)

Tuy nhiên, toàn bộ số hàng hóa trên xe đều không có hóa đơn chứng từ hợp pháp kèm theo. Sau đó, Chi cục QLTT Đắk Nông đã phối hợp với Chi cục QLTT Đắk Lắk kiểm tra, xác minh thực tế tại địa điểm ghi trên bao bì thì đây là nhà dân không liên quan gì đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê bột nhãn hiệu Chồn Trùng Dương.

Qua làm việc ông Đạt cho biết, số lượng cà phê nói trên ông mua của một số người dân trên địa bàn để đi bán lại kiếm lời và thừa nhận địa chỉ ghi trên nhãn bao bì hàng hóa là không có thật (hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ). Chi cục QLTT đã lập biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 12 triệu đồng, đồng thời tịch thu tiêu hủy toàn bộ số lượng cà phê bột nói trên theo quy định.

Tuy nhiên, Chi cục QLTT tỉnh Đắk Nông cũng chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính vì hành vi buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc. Bởi khi được hỏi, có tìm hiểu người đàn ông này đã bán được bao nhiêu cà phê chồn loại này tại tỉnh Đắk Nông, ông Quách Đông Nhị, Chi cục phó cho biết: “Việc đó không phải thẩm quyền của cơ quan. Sự việc này cũng không chuyển cho cơ quan công an xử lý”.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.