Vụ cơ sở nhuộm pin vào tạp chất cà phê: Người dân khu vực nói gì ?

Theo người dân sinh sống quanh nhà bà Loan thì cơ sở của gia đình người này luôn hoạt động khép kín, không tiếp xúc với mọi người. Người dân chỉ biết sự việc khi công an phát hiện vụ việc.
 
vu co so nhuom pin vao tap chat ca phe nguoi dan khu vuc noi gi
Cơ sở bà Loan nằm lọt thỏm, xung quanh là rẫy cà phê bao phủ (Ảnh: Trang Anh)

Liên quan đến vụ việc cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) bị cơ quan công an phát hiện sử dụng pin đập dập nhuộm vào phế phẩm cà phê để bán đi Bình Phước, vào một chiều cuối tháng 4, chúng tôi đã tìm về cơ sở này.

Con đường dẫn vào cơ sở bà Loan vẫn là đường đất, trời nắng bụi bay mù mịt, mưa xuống trở nên lầy lội. Cơ sở của gia đình bà cách đường liên xã khoảng 150m, ngôi nhà nằm lọt thỏm xung quanh là rẫy cà phê bao phủ.

Nói là cơ sở nhưng nơi được cho là cơ sở này không có bất kì biển hiệu gì để nhận biết. Khi chúng tôi đến cơ sở đã đóng kín cửa, phía bên ngoài chỉ còn một vài đống củi khô, một số chậu đen cáu bẩn nghi dùng để pha pin để nhuộm phế phẩm cà phê.

Cách đó hơn 200m chỉ có lác đác một vài nhà dân sinh sống xung quanh. Nhưng theo người dân nơi đây, cơ sở bà Loan không tiếp xúc với bà con hàng xóm mà sống khép kín.

vu co so nhuom pin vao tap chat ca phe nguoi dan khu vuc noi gi
Trước cơ sở bà Loan củi được cất đống để sử dụng dần. Ảnh: Trang Anh

Theo một hàng xóm của bà Loan cho biết, vào đầu năm 2016 bà Loan đến thuê một dãy kiot trong con đường này (đường dẫn vào cơ sở – PV).

Sau đó, hàng ngày người dân vẫn thấy bà Loan cho người đi mua tạp chất của cà phê, hạt tiêu lép về phơi ở mép đường. Tuy nhiên, do cơ sở của bà không tiếp xúc với hàng xóm nên không ai biết bà Loan mua về với mục đích gì.

Thời gian sau đó, người dân nơi đây thấy cơ sở của bà có chở pin về nhưng cũng không biết làm gì. Vào ban đêm, người dân thường nghe tiếng nhạc mở to nghi khi đó là lúc cơ sở bà đập pin. Cơ sở mở nhạc lớn để tránh tạo ra tiếng đập lớn gây ồn ào và tránh sự chú ý của người khác.

Người này còn cho hay, về việc bà Loan có sử dụng số phế phẩm này làm cà phê hay phân bón thì không ai biết bởi cơ sở của bà nằm tách biệt và ít tiếp xúc với hàng xóm, cửa cũng thường xuyên đóng.

Theo người này, hỗn hợp nhà bà Loan không thể nào làm được phân bón. Bởi nếu dùng hỗn hợp nước trộn với than pin và phế phẩm cà phê khi bón sẽ gây chết cây trồng.

Sinh sống cách nhà bà Loan vài trăm mét, bà N.T.S cho hay, sau một thời gian thuê kiot để làm, đến năm 2017 bà Loan mua một mảnh đất ở cuối đường, sát rẫy cà phê để xây nhà rồi làm xưởng.

Nơi này cách nhà dân 200-300m, lại chỉ có một mình cơ sở của bà Loan ở một con đường nên vô cùng kín đáo, hầu như không có người qua lại khu vực nhà xưởng của gia đình.

Bà S. còn cho hay, như thường lệ, hàng đêm các xe ô tô vẫn nối đuôi nhau vận chuyển hàng hóa ra vào xưởng sản xuất của bà Loan. Tuy nhiên, không ai ở đây biết cơ sở này vận chuyển hàng hóa gì và vận chuyển đến đâu. Chỉ khi cơ quan công an phát hiện, bắt giữ người dân nơi đây mới biết.

Theo một lãnh đạo công an xã Đắk Wer, khi chuyển đến địa phương sinh sống bà Loan thực hiện việc mua đất và dựng nhà theo đúng quy định của pháp luật.

Mặc dù được cấp phép kinh doanh, nhưng chính quyền địa phương không hay biết việc này vì bà Loan không treo biển thu mua nông sản và không báo cáo với chính quyền.

Khoảng vài tháng trước, chính quyền đến kiểm tra, tuy nhiên cơ sở này không hoạt động mà chỉ có vỏ cà phê, trấu và một số loại tạp chất nên địa phương cho rằng dùng để ủ phân vi sinh. Đồng thời người dân không có phản ánh nên chính quyền không có căn cứ cơ sở này vi phạm để xử lý theo quy định.

vu co so nhuom pin vao tap chat ca phe nguoi dan khu vuc noi gi
Xô chậu còn sót lại tại cơ sở của bà Loan nghi đựng pin để pha trộn tạp chất cà phê. Ảnh: Trang Anh

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định tạm giữ 5 người gồm: bà Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, trú thôn 13, xã Đăk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông); ông Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985, trú xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp); Phan Thị Dung (SN 1962, trú phố Ninh Hòa, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước); Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979, trú thôn 5, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông); Trần Văn Tuấn (SN 1976, trú thôn 2, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song).

Về mục đích làm pin để nhuộm với tạp chất cà phê, bước đầu bà Loan và Bảo đều khai nhận đã bán được 3 tấn cho Lê Thị Hồng Thơ và Trần Văn Tuấn.

Sau đó, Thơ và Tuấn đã bán lại số hỗn hợp trên cho Phan Thị Dung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại T.D (ấp Hưng Thủy, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước).

Ngay sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã tiến hành thu giữ số hỗn hợp trên tại kho nông sản của bà Dung nên số hỗn hợp này chưa được bán ra ngoài thị trường.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tập trung điều tra, củng cố hồ sơ để khởi tố bị can theo quy định của pháp luật.

Chiều 24/4, một lãnh đạo Viện KSND Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với 5 người từ phía cơ quan công an tỉnh liên quan đến vụ việc cơ sở sử dụng pin nhuộm đen tạp chất gồm vỏ cà phê và sỏi.

Theo vị lãnh đạo này, do là vụ án phức tạp nên cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra, xác minh, làm rõ thêm căn cứ mới khởi tố bị can.

vu co so nhuom pin vao tap chat ca phe nguoi dan khu vuc noi gi Vụ cà phê pin: Viện kiểm sát nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định tạm giữ người từ công an

Viện kiểm sát khân dân (VKSND) Đắk Nông vừa nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn ...

vu co so nhuom pin vao tap chat ca phe nguoi dan khu vuc noi gi 3 tấn cà phê trộn lõi pin chưa được bán ra thị trường

Theo cơ quan chức năng 3 tấn tạp chất cà phê được trộn lẫn với pin đã được thu giữ và chưa được bán ra ...

chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.