Siêu ứng dụng được Shark Bình đầu tư 500.000 USD muốn trở thành Gojek của Việt Nam

Một siêu ứng dụng được sự đỡ đầu và đầu tư của Shark Bình, vừa ra mắt tại TP HCM và sẽ triển khai các dịch vụ tương tự như những gì Gojek có ở Indonesia.

Đầu tháng 9, Công ty CP công nghệ HeyU Việt Nam ra mắt thị trường TP HCM với nền tảng ứng dụng đa dịch vụ, xoay quanh các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

Việc tấn công TP HCM nằm trong kế hoạch phát triển, mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ của HeyU. Startup này kì vọng đây sẽ là thị trường trọng điểm với nguồn đơn và số lượng khách hàng lớn gấp 3 lần thị trường Hà Nội, giúp nâng tổng số đơn hàng phục vụ hàng ngày lên 100.000 đơn.

heyu-ung-dung-giao-hang-mua-ho-co-mat-tai-tphcm1568265331

HeyU muốn trở thành siêu ứng dụng, như "Gojek của Việt Nam". (Ảnh: HeyU).

HeyU định vị trở thành một siêu ứng dụng như Gojek của Indonesia. Nền tảng này cung cấp các dịch vụ như mua hộ hàng hóa, sai vặt, nạp/rút tiền ngân hàng 24/24 phục vụ tại nhà, giao đồ ăn, và đi chợ hộ.

Ông Phạm Thế Anh, CEO của HeyU cam kết: "HeyU đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ vượt trội, đền bù đến 3 triệu đồng một đơn hàng trong trường hợp xảy ra mất hàng hoặc tranh chấp, xử lí nhanh trong vòng 24 giờ. Mọi phản hồi, thắc mắc của khách hàng và đối tác giải quyết nhanh chóng trong một giờ đồng hồ".

Hiện tại, thị trường tiêu dùng theo yêu cầu của Việt Nam đã có các nhà cung cấp dịch vụ tương tự như Lozi và Now.vn. Trong đó, "máu mặt" là Now thuộc Foody. Nền tảng này được Sea Group do Tencent hậu thuẫn, mua lại với giá 64 triệu USD vào năm 2017. Ngoài ra, thị trường siêu ứng dụng còn được khởi sướng bởi Grab và sự góp mặt của Go-Viet.

Được thành lập vào năm 2017, HeyU, trước đây là Săn Ship, từng là một nền tảng giao hàng nhanh tại Hà Nội và TP HCM. Ứng dụng này chủ yếu phục vụ cho các chủ cửa hàng. Công ty này dành 2 năm để phát triển mạng lưới tài xế đối tác tại thị trường Hà Nội.

Tại Hà Nội, HeyU công bố nền tảng này đã kết nối được hơn 150.000 tài xế, trong đó có hơn 25.000 tài xế đã kí hợp đồng trở thành đối tác và hơn 200.000 cửa hàng đăng kí sử dụng, với trung bình 25.000 đơn hàng giao dịch mỗi ngày.

Giám đốc điều hành Phạm Thế Anh còn tuyên bố dịch vụ vận chuyển này không giống  dịch vụ chuyển phát bưu kiện của Grab và Go-Viet tại Việt Nam. HeyU cung cấp giải pháp quản lí đơn hàng toàn diện cho chủ cửa hàng và tài xế.

CEO này tự tin HeyU rút ngắn thời gian giao nhận đơn, sử dụng công nghệ tự động tính toán quãng đường ngắn nhất và nhanh nhất cho tài xế, tối ưu hóa hành trình giao nhiều đơn mà vẫn đảm bảo chi phí tiết kiệm cho chủ cửa hàng.

LIBERZY (9)

Shark Bình đã rót 500.000 USD cho siêu ứng dụng này. (Ảnh: Ngọc Diễm).

CEO này tiết lộ với tờ Tech In Asia rằng trong năm đầu tiên, HeyU hoạt động như một công ty khởi nghiêp, và không huy động bất kì khoản tài trợ nào, chủ yếu dựa vào các nhóm Facebook để mở rộng mạng lưới các chủ cửa hàng và tài xế. Các tài xế của ứng dụn được tự do quyết định phí vận chuyển, chỉ cần trả 18% hoa hồng cho nền tảng.

Năm 2018, công ty đã huy động được 500.000 USD từ Tập đoàn NextTech của Shark Bình. Hiện tại, HeyU đang trong quá trình huy động vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm trong nước và khu vực, hi vọng sẽ kết thúc vòng này như một thỏa thuận tài trợ trị giá 3 triệu USD.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.