Cả Shark Bình, Shark Liên và Shark Dzung giành nhau quyết liệt săn startup làm ống hút cỏ

Dự án ống hút cỏ mang đến trường quay Shark Tank một màn “săn mồi” đúng nghĩa giữa Shark Bình, Shark Liên và Shark Dzung. Đây trở thành thương vụ có thời gian thực góp của nhà đầu tư nhanh nhất lịch sử.

Nguyên Võ kể mình từng xem được một clip nói về tác động của rác thải nhựa đối với môi trường. Trong đó, cảnh một chú rùa biển bị mắc ống hút nhựa trong mũi, toang cả máu, làm cô cảm thấy ray rứt. Từ đó, cô cử nhân Đại học Ngân hàng TP HCM quyết định phải hành động.

Muốn tạo ra sản phẩm quốc dân của Việt Nam

Dự án ống hút cỏ Green Joy vén màn cho tập 8 của Thương Vụ Bạc Tỉ (Shark Tank Việt Nam) mùa 3 bằng phần thuyết trình gây cấn. Nhà sáng lập kiêm CEO Nguyên Võ đến kêu gọi 2 tỉ đồng cho 20% cổ phần.

Green Joy tạo ra ống hút bằng cỏ bàng, loại cỏ có thân rỗng, mọc nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ống hút này có thể thay thế ống hút nhựa, dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên và an toàn cho sức khỏe. 

Dự án tạo ra còn giúp cho lao động ở vùng này có việc làm ổn định.

GREEN JOY (1)

Nhà sáng lập Nguyên Võ muốn hành động vì môi trường thay vì ngồi yên hô hào, kêu gọi. (Ảnh: Ngọc Diễm).

Sau 8 tháng hoạt động, ống hút của Green Joy đã có mặt ở hơn 100 nhà hàng, khách sạn khắp cả nước. Sản phẩm cũng đã xuất ra 30 thị trường ngoại, lớn nhất là Mỹ và Canada. Theo nhà sáng lập, một số đối tác châu Âu từ Đức, Pháp… đang muốn phân phối độc quyền sản phẩm này tại quốc gia họ.

Đến gọi vốn, Nguyên Võ mong có đủ tiềm lực để thực hiện ước mơ: "Em mong ống hút cỏ có thể trở thành biểu tượng của quốc gia, trở thành sản phẩm quốc dân của Việt Nam".

Nhà sáng lập Nguyên Võ cho biết trong 8 tháng qua, Green Joy thu về 830 triệu đồng. Với nhiều đơn hàng lớn từ Mỹ và châu Âu đã chốt, đến cuối năm nay, doanh thu sẽ cán mốc 13 tỉ đồng với mức lợi nhuận 45%. Theo đà này, doanh thu 3 năm liền kề lần lượt sẽ là 150 tỉ, 350 tỉ và 600 tỉ đồng.

GREEN JOY (22)

Ống hút cỏ đang được thị trường Mỹ và châu Âu chú ý. (Ảnh: Ngọc Diễm).

Nguyên Võ cho biết thị trường Việt Nam hiện tại đang có 6 cái tên nhảy vào làm ống hút cỏ. Tuy nhiên, cô tự tin vì đã có trong tay giấy chứng nhận xuất khẩu chuẩn châu Âu về mẫu đất, nước, vi sinh vật.

Hiện tại, Green Joy đang có vùng nguyên liệu rộng 100 ha ở Long An. Nếu được đầu tư, số ống hút được tạo ra trong 5 năm tới sẽ là 1 tỉ chiếc, có khả năng xuất khẩu từ 100 - 200 container/tháng. Ngoài ra, sản phẩm này còn có giá thành cạnh tranh hơn rất nhiều so với ống hút tre, gạo, giấy,…

Shark Bình muốn có kỉ lục chốt deal nhanh nhất lịch sử

Ngay khi nghe được ước mơ đưa ống hút cỏ thành sản phẩm quốc dân của Việt Nam, Shark Bình lập tức lên tiếng: "Thôi anh xin em, em không cần phải nói nữa". Cả trường quay đều dồn sự chú ý về vị "cá mập" thường có những nhận xét gây sốc "vùi dập" startup.

 "Anh quyết định đầu tư luôn!", câu nói của Shark Bình làm nhà sáng lập Green Joy và nhà đầu tư khác bất ngờ.

Muốn nâng tỉ lệ nắm giữ lên 25%, cá mập công nghệ này khẳng định: "Anh sẽ giúp em xuất khẩu ra toàn thế giới, vì Next Tech có mạng lưới thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây sẽ là màn gọi vốn ngắn nhất của Shark Tank".

GREEN JOY (3)

Shark Bình: "Đây sẽ là màn gọi vốn ngắn nhất của Shark Tank". (Ảnh: Ngọc Diễm).

Shark Liên cũng dành nhiều lời có cánh cho startup này: "Tôi đánh giá cao về ý thức của bạn! Bạn nghĩ đến môi trường là điều tôi rất thích. Kiếm tiền là một việc rất vui, nhưng kiếm tiền mà hạnh phúc nữa thì còn gì bằng!".

Không đứng ngoài cuộc chơi, Shark Dzung Nguyễn cũng bày tỏ sự hào hứng với dự án.  Tuy nhiên, dưới con mắt nhà đầu tư, ông chỉ ra nhiều bất lợi của sản phẩm về giá thành.

So với ống hút nhựa, Green Joy có giá bán sỉ cao cấp 6 lần. Ngay cả chi phí sản xuất cũng đã dôi hơn 3 lần so với giá bán của ống hút nhựa. Ở tư duy của nhà đầu tư, Shark Việt và Shark Hưng không thể rót tiền nhưng cho rằng Green Joy chắc chắn sẽ gọi được vốn ở 3 vị "cá mập" khác.

Các cá mập "cắn nhau", "bà ngoại U60" săn được mồi

Shark Dzung quyết định đầu tư theo giá trị mà Nguyên Võ kêu gọi. Tuy nhiên, nếu nhà sáng lập này không hoàn thành được 80% số hợp đồng đã kí, vị "cá mập" này khẳng định sẽ "nuốt" thêm 20% cổ phần nữa.

"Bà ngoại U60" cũng lên tiến xác nhận đầu tư với giá trị như trên. Nhưng Green Joy sẽ không cần áp lực bởi bất cứ điều kiện nào. Ngoài ra, số tiền lợi nhuận thu về, Shark Liên sẽ đưa vào Quỹ Môi trường xanh Việt Nam, dùng để hỗ trợ các startup vì môi trường.

Bấy giờ, Shark Bình rời khỏi ghế nhà đầu tư để bước xuống đối thoại cùng startup. Ông khẳng định sẽ giúp Green Joy giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh bằng áp dụng công nghệ vào sản xuất. 

Ở mối quan hệ giữa nhà đầu tư và startup, Shark Bình cho rằng ông đã yêu Nguyên Võ "ngay cái nhìn đầu tiên".

GREEN JOY (11)

Nhìn cảnh 2 vị "cá mập" tranh nhau đầu tư, Shark Việt thốt lên: "Em đã bao giờ thấy 'cá mập' cắn nhau bao giờ chưa!". (Ảnh: Ngọc Diễm).

Rũ bỏ phong thái gay gắt với startup thông thường, nhà sáng lập Next Tech khẳng định: "Tôi sẽ là tri kỷ của em. Tôi đồng ý với yêu cầu 2 tỉ cho 20% và sẽ lấy thêm 5% nếu tôi giúp được em toàn cầu hóa ra thế giới".

Không thua Shark Bình, "cá mập công nghệ" Shark Dzung cũng rời ghế và đi xuống cùng startup. Mỗi lời chiêu dụ của Shark Bình thốt lên đều bị Shark Dzung, Shark Liên phản bác và ngược lại. Chứng kiến tình cảnh này, Shark Việt khuyên nhà sáng lập nên tỉnh táo vì "em đã bao giờ thấy 'cá mập' cắn nhau bao giờ chưa!".

Nhất quyết không chịu thua, Shark Liên phá kỉ lục chốt deal nhanh nhất của Shark Bình, bằng lời hứa sẽ kí set ngay tại trường quay nếu Nguyên Võ đồng ý.

Sau màn hội ý của hội đồng Green Joy, Nguyên Võ quay lại mong muốn Shark Liên và Shark Bình cùng đầu tư. Tuy nhiên, "bà ngoại" thẳng thừng từ chối, và chấp nhận đầu tư thêm 2 tỉ đồng với lí do: "Tôi không muốn thấy mặt Shark Bình trong dự án này".

GREEN JOY (19)

Với Green Joy, Shark Liên tiếp tục có được một startup kinh doanh vì môi trường. (Ảnh: Ngọc Diễm).

Cuối cùng, màn tranh cãi giữa các "cá mập" khép lại khi startup lựa chọn về đội Shark Liên, với mức 4 tỉ đồng cho 33% cổ phần. 

Green Joy trở thành thương vụ được thực góp đầu tư nhanh nhất trong lịch sử Shark Tank, cũng là dự án khiến các nhà đầu tư tranh nhau quyết liệt nhất.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.