Sở GTVT 'bắt tay' Đại học Việt Đức giải quyết bài toán giao thông cho TP HCM

Động thái này nhằm giúp hai đơn vị phối hợp nghiên cứu về quản lí khai thác các hệ thống hạ tầng đường bộ; hệ thống giao thông công cộng, hệ thống logistics đô thị, hệ thống hạ tầng đường thủy.

Ngày 12/9, Sở GTVT TP HCM tổ chức buổi kí kết thỏa thuận hợp tác 5 năm với Đại học Việt Đức, nhằm phối hợp nghiên cứu về quản lí khai thác các hệ thống hạ tầng đường bộ; hệ thống giao thông công cộng, hệ thống logistics đô thị, hệ thống hạ tầng đường thủy.

Phát biểu tại buổi kí kết, Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho biết, mục đích hợp tác này nhằm đẩy mạnh việc phối hợp đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP, gắn với chức năng nhiệm vụ và thế mạnh của hai đơn vị.

70277753_957709827898804_8590631699551879168_n

Ông Trần Quang Lâm (phải) kí kết với đại diện Đại học Việt Đức. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Theo đó, Đại học Việt Đức sẽ tận dụng khả năng nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng khoa học. Còn Sở GTVT có nhiệm vụ phát huy năng lực quản lí để góp phần thiết thực vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng kĩ thuật của TP HCM.

Hai đơn vị thống nhất nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào dự báo nhu cầu giao thông, mô phỏng giao thông ứng với các kịch bản phát triển đô thị để xác định nhu cầu đầu tư, xây dựng danh mục dự án giao thông theo thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; công tác quản lí và tổ chức phân luồng giao thông nhằm khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động vận tải hành khách công cộng để nâng cao hiệu quả quản lí, nâng cao tiện ích cho người sử dụng, góp phần phát triển giao thông công cộng của thành phố.

Hai bên phối hợp quy hoạch, quản lí khai thác các hệ thống hạ tầng đường bộ, hệ thống giao thông công cộng, hệ thống giao thông phi cơ giới; chính sách phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Quy hoạch, quản lí khai thác các hệ thống logistics đô thị (Citylogistics), quy hoạch, quản lí khai thác các hệ thống hạ tầng đường thủy.

Bên cạnh đó, còn thống nhất nghiên cứu về quản lí nhu cầu đi lại bền vững. Quan trắc, đánh giá tác động môi trường không khí của các hoạt động giao thông vận tải và các giải pháp giảm thiểu tác động.

chọn
Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Có hơn 11.948 tỷ đồng khách trả trước, sắp thu nợ hơn nghìn tỷ từ các công ty chứng khoán
Theo BCTC quý I của  Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP), doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp đạt 11.948 tỷ đồng, có khoản phải thu về cho vay ngắn hạn hơn 1.353 tỷ đồng từ các công ty chứng khoán.