SSI Research: ACB có thể cần hơn hai năm để xử lý nợ của một khách hàng lớn

Theo SSI Research, ban lãnh đạo ACB cho biết ngân hàng đã chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai và dự báo có thể cần hơn hai năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan.
'ACB có thể cần hơn hai năm xử lý tài sản thế chấp của một khách hàng doanh nghiệp lớn' - Ảnh 1.

Một điểm giao dịch của ACB. (Ảnh: Lê Huy).

Trong báo cáo cập nhật mới đấy về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) đánh giá các chỉ số phản ảnh chất lượng tài sản của ngân hàng đang suy giảm.

Cụ thể, nợ nhóm 2 và tỷ lệ nợ xấu tăng lần lượt từ 0,18% và 0,59% vào cuối năm 2020 lên mức 0,32% và 0,91% cuối quý I năm nay. 

Đáng chú ý, sau khi trao đổi với ban lãnh đạo, SSI Research cho biết ACB đã chủ động phân loại lại nợ của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai. 

Ngoài ra, ACB cũng dự báo có thể cần hơn hai năm để xử lý tài sản thế chấp liên quan, do đó ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản cho vay này (giả định tài sản đảm bảo bằng 0).

Trong quý I/2021, cả nợ xấu và chi phí tín dụng của ACB đều ghi nhận tăng. SSI Research kỳ vọng rằng diễn biến tương tự sẽ không còn tiếp diễn ở các quý sau.

'ACB có thể cần hơn hai năm xử lý tài sản thế chấp của một khách hàng doanh nghiệp lớn' - Ảnh 2.

Dựa trên quan sát trong quá khứ, mặc dù xu hướng nợ xấu mới hình thành khá tương đồng giữa các ngân hàng, xu hướng chi phí tín dụng lại có sự trái ngược giữa ACB và các ngân hàng khác. 

Theo đó, nhóm phân tích nhận thấy ACB thường trích lập dự phòng trước một quý khi nợ xấu mới hình thành tăng và cho rằng điều này có thể cũng xảy ra trong quý I/2021.

Vào cuối năm 2020, nợ tái cơ cấu của ACB là 1.000 tỷ đồng (chiếm 0,3% tổng dư nợ cho vay). Trong khi đó, toàn bộ dư nợ của khách hàng có ít nhất một khoản vay được tái cơ cấu là 9.000 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2020.

Theo Thông tư 03, ngân hàng ước tính dự phòng phải trích lập cho số dư nợ tái cơ cấu là 300 tỷ đồng (3% lợi nhuận trước thuế năm 2020) và sẽ được ghi nhận vào các quý sau.

Trong quý I/2021, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 3.104 tỷ đồng, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo SSI Research, sự tăng trưởng này đạt được đến từ nhiều yếu tố, nhưng đáng chú ý nhất là từ tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện (tăng 0,63 điểm % so với cùng kỳ lên 4,22%). 

Ngoài ra, nhóm phân tích cũng cho rằng khoản phí nhận được từ Sun Life (370 triệu USD) đã phần nào giúp ACB giảm được chi phí vốn trong kỳ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.