Startup sản xuất trứng từ thực vật đối diện với nhiều thách thức từ thị trường

Ấn Độ chiếm xấp xỉ 10% thị trường protein thực vật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một startup ra đời để khai thác cơ hội vàng ở đây. Song rất nhiều thử thách đang chờ họ.

Sản phẩm thay thế thịt đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông trong bối cảnh chúng xuất hiện trong các siêu thị và thậm chí các chuỗi nhà hàng ăn nhanh. Ở Ấn Độ, một startup muốn tạo ra sự khác biệt bằng việc sản xuất trứng lỏng có nguồn gốc thực vật, theo CNBC.

"Chúng tôi phát hiện một khoảng trống thị trường cho những sản phẩm protein sạch, đặc biệt là những sản phẩm thay thế thịt có nguồn gốc thực vật, và quyết định thành lập Evo Foods để xử lí vấn đề ấy", Shraddha Bhansali, giám đốc vận hành Evo Foods, nói với Tech In Asia.

Giá cao, niềm tin thấp của người dân: Những thách thức chờ đợi startup sản xuất trứng giả từ thực vật - Ảnh 1.

Sản phẩm của Evo Foods có mùi, vị, kết cấu bề mặt và thành phần protein giống trứng thật. (Ảnh: Tech In Asia)

Sự an toàn tuyệt đối của trứng thực vật

Hướng tới 50-60 triệu người ở thành phố cấp một ở Ấn Độ, Evo Foods bắt đầu hoạt động từ năm ngoái. Công ty tuyên bố họ sử dụng khoa học thực phẩm để chiết tách protein từ quả đậu và các nguồn thực vật khác để tạo ra protein sạch cho thị trường trứng Ấn Độ.

Evo Foods tuyên bố họ đã tạo ra loại trứng lỏng có nguồn gốc 100% thực vật mà không chứa cholesterol, chất kháng sinh. Công ty đã mô phỏng chính xác vị, kết cấu bề mặt và thành phần protein của trứng.

Một báo cáo gần đây cho thấy ngành thực phẩm có nguồn gốc thực vật có giá trị 4,2 tỉ USD trên phạm vi toàn cầu. Ấn Độ, cùng với Indonesia, Việt Nam, Brazil là những thị trường tiềm năng cho các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Một báo cáo khác nhận định Ấn Độ chiếm khoảng 10% thị trường protein thực vật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Giá trị của ngành protein thực vật ở Ấn Độ được dự báo đạt hơn 565 triệu USD vào năm 2023, chủ yếu do sức mua tăng của những gia đình có thu nhập trung bình và thấp, số lượng người trẻ tăng, và bộ phận dân số trung niên có ý thức về sức khỏe.

Đại dịch Covid-19 cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng tốc độ phát triển của ngành protein thay thế ở châu Á.

Giá cao, niềm tin thấp của người dân: Những thách thức chờ đợi startup sản xuất trứng giả từ thực vật - Ảnh 2.

Shraddha Bhansali, người đồng sáng lập kiêm giám đốc vận hành Evo Foods. (Ảnh: Tech In Asia)

Những thách thức

Dù thị trường mới đầy triển vọng, Evo Food dang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, cùng với một số thách thức cố hữu trong ngành. Đương nhiên, những đối thủ lớn hơn luôn muốn mở rộng trên phạm vi toàn cầu. 

Chẳng hạn, Impossible Foods, một startup ở Mỹ đã huy động khoản vốn tổng cộng 1,3 tỉ USD, đang hiện diện ở Hong Kong, Macau, Singapore và Trung Quốc.

Just, một công ty ở Anh, cũng đang tìm cách tiến vào châu Á - bao gồm Ấn Độ - để bán trứng thực vật. Công ty khẳng định họ đã bán 40 triệu quả trứng thực vật.

Ở Ấn Độ, các đối thủ của Evo Food bao gồm nhà sản xuất sữa Goodmylk và Plantmade - hai doanh nghiệp do Viện Công nghệ Delhi thành lập để bán sản phẩm từ thực vật.

Trong khi đó, sản phẩm của Evo Food mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Ban đầu công ty muốn công bố sản phẩm vào tháng 7 năm nay, song họ phải hoãn kế hoạch tới tháng 10 do tình hình đại dịch Covid-19 ở Mỹ.

Giáo dục khách hàng, hay thuyết phục người tiêu dùng về những lợi ích của trứng thực vật, cũng sẽ là một thách thức, theo Bhansali.

Giá cũng là một vấn đề khác, đặc biệt trong nhưng ngày đầu. Trước đây Evo Food từng tuyên bố họ sẽ ấn định giá ở mức cao hơn 60% so với trứng truyền thống. Song công ty tin rằng giá sẽ giảm trong khoảng hai năm khi họ tăng qui mô sản xuất.

"Chúng tôi muốn là môt doanh nghiệp protein sạch, nên chúng tôi hướng tới ngành protein thay thế và sẽ trở thành thương hiệu cho mọi loại sản hpamar trong ngành", Kartik Dixit, giám đốc Evo Foods, phát biểu. 

Mặc dù vậy, Dixit nhấn mạnh rằng trước hết công ty sẽ tập trung trứng thực vật và giáo dục khách hàng trong tối thiểu 3 năm tới.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.