Vào tháng 11/1947, H-4 Hercules, còn được gọi là Ngỗng Vân Sam đã bay thử nghiệm thành công trên bầu trời California và giữ vị trí chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo trên thế giới trong hơn 70 năm qua.
Chiều rộng sải cánh và chiều cao của nó lớn hơn bất cứ chiếc máy bay nào trong lịch sử. Nhưng sau lần bay đầu tiên và duy nhất đó, H-4 Hercules dù vẫn trong tình trạng hoạt động tốt, nhưng lại được đưa vào lưu giữ tại Bảo tàng Không gian và Hàng không Evergreen ở McMinnville, Oregon, Hoa Kỳ.
Nhưng tới ngày 13/4/2019, Ngỗng Vân Sam đã bị soán ngôi bởi Stratolaunch - chiếc máy bay lớn nhất thế giới gồm 2 thân và 6 động cơ máy bay Boeing 747 đã có chuyến bay thử đầu tiên tại California, Mỹ.
Stratolaunch - chiếc máy bay lớn nhất thế giới gồm 2 thân và 6 động cơ máy bay Boeing 747.
Chiếc máy bay này do công ty Scaled Composites chế tạo.
Với thiết kế sải cánh (115m), dài hơn một sân bóng và gấp 1,5 lần sải cánh của một chiếc Airbus A380 (chưa đến 80m), máy bay đã hoàn thành hành trình đầu tiên trong khoảng 2 giờ rưỡi, với tốc độ tối đa 304km/h và đạt độ cao 5.182m so với mặt đất.
Phi công thử nghiệm Evan Thomas cho biết, chuyến bay rất tuyệt vời và máy bay hoạt động phần lớn theo dự tính.
"Với tôi, đó là một khoảnh khắc đầy cảm xúc. Tôi được chứng kiến chú chim khổng lồ này bay lên, thấy ước mơ của Paul Allen trở thành hiện thực ngay trước mắt. Khi máy bay cất cánh, tôi đã thì thầm cảm ơn Paul vì giúp tôi trở thành một phần của thành tựu nổi bật này", Jean Floyd, CEO của Stratolaunch Systems, chia sẻ.
Hành trình đầu tiên của siêu máy bay này là bay qua sa mạc Mojave.
Chiếc máy bay được thiết kế để có thể mang theo một quả tên lửa vào không trung và thả quả tên lửa này để phục vụ cho việc phóng các vệ tinh.
Ở độ cao khoảng 10.600 m, tên lửa sẽ được thả ra, đốt cháy động cơ và đưa vệ tinh bay lên quỹ đạo.
Stratolaunch có 6 động cơ và được thiết kế để chở ba tên lửa mang vệ tinh ở giữa đôi cánh với độ dài lên tới 117 m. Ở độ cao khoảng 10.600 m, tên lửa sẽ được thả ra, đốt cháy động cơ và đưa vệ tinh bay lên quỹ đạo.
Việc phóng vệ tinh từ không trung như vậy có nhiều ưu điểm như tận dụng được các sân bay, tránh bị hạn chế trong các bãi phóng cố định. Các bãi phóng này có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay giao thông hàng không.
Stratolaunch lần đầu lộ diện từ kho chứa vào tháng 5/2017 và trải qua nhiều cuộc thử nghiệm dưới mặt đất. Được trang bị cùng loại động cơ với Boeing 747, chiếc máy bay có thể cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 590.000 kg. Phần thân kép của máy bay dài 72,5 m.
Stratolaunch có 6 động cơ và được thiết kế để chở ba tên lửa mang vệ tinh ở giữa đôi cánh với độ dài lên tới 117 m.
CEO của Stratolaunch khẳng định chuyến bay này sẽ là khởi đầu của một cách thức mới tiện lợi hơn để phóng các vệ tinh thay thế cho các hệ thống phóng dưới mặt đất.
Stratolaunch được tài trợ bởi nhà đồng sáng lập Microsoft, Paul Allen với tầm nhìn tiến vào thị trường dịch vụ phóng các loại vệ tinh cỡ nhỏ.
Sau khi tỷ phú Allen qua đời vào tháng 10/2018, dự án và tương lai của công ty cũng trở nên mù mịt.