Nhiều người hiện đang sử dụng VPN để qua mặt các dịch vụ stream giới hạn quốc gia, hoặc để che giấu việc họ đang làm..., vô tình khiến chúng ta nghĩ VPN là không hợp pháp. Nhưng sự thật thì ngược lại.
Bài viết dưới đây từ trang Pocket-Lint sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều này:
Một mạng riêng ảo (VPN) hoạt động bằng cách tận dụng một loạt các máy chủ được đặt ở nhiều quốc gia khác nhau và do một công ty VPN cụ thể điều hành.
Kết nối tới một VPN tức là thiết lập một đường truyền được mã hoá đến máy chủ nêu trên, sau đó bất kỳ đường truyền nào đi ra Internet cũng sẽ được định hướng để đi qua các máy chủ này trước. Bằng phương pháp này, danh tính của người dùng đầu cuối - tức là bạn - sẽ được che giấu, và bạn có thể lướt web một cách gần như ẩn danh.
Các công ty thường tận dụng VPN để cho phép đội ngũ nhân viên của mình truy cập vào các tài khoản email tuyệt mật và các máy chủ chứa tập tin với mức độ bảo mật cao, thường trong các tình huống kinh doanh quan trọng.
Tất nhiên VPN không chỉ giới hạn cho doanh nghiệp. Bạn có thể sử dụng VPN trên smartphone, máy tính bàn hay thậm chí là Smart TV để bảo vệ và che giấu thân phận khỏi Internet.
Thế nhưng có phải vì sự giấu diếm này mà nhiều người cho rằng VPN là bất hợp pháp?
Câu trả lời ngắn gọn là KHÔNG. Nhưng, nếu bạn sử dụng tính ẩn danh của VPN để thực hiện các mục đích bất hợp pháp thì lại là một chuyện khác. Nếu bạn phạm luật tức là bạn đã phạm luật dù có sử dụng VPN hay không.
Một trong những lĩnh vực "mập mờ" về tính hợp pháp của việc sử dụng VPN là liệu bạn có được phép xem lén các dịch vụ bị giới hạn theo vùng địa lý, như Netflix, hay không?
Các dịch vụ stream của Mỹ cung cấp nhiều lựa chọn chương trình khác nhau cho các thị trường khác nhau, tuỳ thuộc vào bản quyền đôi với một vài chương trình TV. Lý do là bởi hầu hết các công ty truyền hình kiếm được rất nhiều tiền bằng cách bán bản quyền phát sóng các chương trình của họ cho các vùng lãnh thổ khác nhau, và thậm chí là cho các nhà cung cấp truyền hình khác nhau. Chương trình Star Trek Discovery tại Mỹ chẳng hạn, được phát sóng trên kênh CBS, nhưng bên ngoài nước Mỹ thì nó được phát trên Netflix. Netflix được cho là phải trả hơn 7 triệu USD cho mỗi tập phim để nhận được quyền phát sóng.
Sử dụng một VPN tại nước Mỹ, bạn có thể "giả vờ" như mình đang ở một nước khác và từ đó truy cập được phiên bản dành cho Netflix của chương trình truyền hình đó - gián tiếp bỏ qua được các quảng cáo và số tiền thanh toán của CBS. Như vậy, CBS thất thu, còn Netflix lại được hưởng loại.
Trong hầu hết các trường hợp, trong hợp đồng dịch vụ mà bạn ký kết khi đăng ký một dịch vụ đều cấm các phương thức truy cập như đã trình bày ở trên.
Có chứ. VPN chỉ là một cách an toàn hơn để lướt web. Tuy nhiên, dù một VPN sẽ giúp bạn che giấu danh tính và các hoạt động khỏi các nhà cung cấp Internet, việc tải về các nội dung đã đăng ký bản quyền thông qua torrent trong khi sử dụng VPN sẽ không làm cho nó trở nên hợp pháp. Bạn sẽ gặp vấn đề lớn nếu bị bắt.
Dù dịch vụ VPN giúp bạn che giấu các hoạt động vi phạm bản quyền, nhưng nó không bảo vệ bạn khi bạn bị bắt ngay cả sau khi đã sử dụng VPN. Rất nhiều dịch vụ VPN sẽ có chế độ không ghi lại nhật ký (log) và bảo vệ rò rỉ IP để ngăn các tình huống mà danh tính người dùng có thể bị lộ.
Không hẳn. Nhiều VPN không cung cấp tính năng hoàn toàn vô hình trên web, và một số còn không mã hoá mọi thứ bạn làm.
Sử dụng VPN không phải là bất hợp pháp, nhưng nếu bạn dùng nó để làm và che giấu các hoạt động bất hợp pháp, về cơ bản bạn đang đùa giỡn với pháp luật!