Sự thật về bức ảnh dân góp tre bắc cầu qua suối, cấm cán bộ xã đi qua

Mỗi hộ gia đình góp một cây tre và tạo thành bè bắc qua suối để đi lại, người dân viết bảng cấm cán bộ xã đi qua vì không làm cầu cho người dân đi.

Mới đây, trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh cùng dòng thông tin: “Dân tự làm cầu và cấm cán bộ đi”. Ngay sau khi hình ảnh trên được chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.

su that ve buc anh dan gop tre bac cau qua suoi cam can bo xa di qua
Thông tin người dân góp tre bắc cầu qua suối, cấm cán bộ xã qua cầu được chia sẻ trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).

Một bạn chia sẻ, cầu tràn Vàng Phầy (xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) ở gần đó nhưng thấp nên mỗi khi nước về là ngập. Cầu treo ở cách đó 1 đoạn cũng bị ngập nên người dân ở hai thôn đành làm tạm cầu tre để cho các em học sinh qua lại. Người dân đã đề nghị chính quyền xã hỗ trợ làm cầu nhưng chưa được giải quyết.

Liên quan đến vấn đề trên, trao đổi với chúng tôi, ông Vi Văn An, Chủ tịch UBND xã Vinh Quang (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) xác nhận thông tin trên và cho biết, thông tin đưa lên mạng xã hội không đúng với thực tế tại địa phương.

Ông An chia sẻ, cách đây 2-3 năm, trưởng thôn Bình Thể có đứng ra thu tiền của nhân dân làm 2 trụ cầu bằng bê tông rồi đổ 1 tấm bê tông dài nối hai trụ cầu với nhau để người dân đi lại qua suối.

su that ve buc anh dan gop tre bac cau qua suoi cam can bo xa di qua
Cây cầu và bảng ghi cấm cán bộ xã đi qua cầu (Ảnh H.M).

“Thời điểm đó, trưởng thôn đã nói với tôi là người dân đóng góp được hơn 5 triệu đồng để làm cầu. Tôi có nói với trưởng thôn là xã sẽ hỗ trợ 7 triệu đồng. Sau đó, người dân góp công vào xây cây cầu hết hơn 11 triệu đồng. Còn hơn 1 triệu đồng, ông trưởng thôn dùng để mua bàn ghế của thôn là hết”, ông An nói.

Mới đây, do ảnh hưởng của cơn bão số 8, nước dâng cao đã khiến tấm bê tông nối hai trụ cầu bị đẩy xuống suối. Từ đó đến nay, nước suối luôn cao nên xã vẫn chưa đưa tấm bê tông đó lên được.

“Mấy ngày trước, trong buổi tiếp xúc cử tri ở thôn Bình Thể, bà con nhân dân cũng phản ánh về tình trạng cây cầu. Tôi có trả lời bà con là xã sẽ lo phần kinh phí sửa chữa cầu cho bà con. Tuy nhiên, phải đợi nước rút thì chúng ta mới xuống đưa tấm bê tông đó lên để lắp lại mặt cầu được”, ông An chia sẻ.

su that ve buc anh dan gop tre bac cau qua suoi cam can bo xa di qua
Ông An cho hay, thông tin chia sẻ trên mạng xã hội không đúng với thực tế tại địa phương (Ảnh H.M).

Khi nước chưa kịp rút thì các hộ gia đình ở đây đã đóng góp mỗi nhà 1 cây tre ghép vào thành mảng bắc qua hai trụ cầu để người dân và các em học sinh đi học.

“Có thanh niên không hiểu chuyện đã chụp ảnh và đăng lên mạng khiến dư luận hiểu lầm. Chúng tôi đã gặp thanh niên đó và yêu cầu xóa thông tin đăng tải. Tuy nhiên, các trang mạng xã hội đã đăng lại”, ông An cho hay.

Ông An cho biết thêm, ở xã Vinh Quang có 3 cây cầu bắc qua suối, cầu đầu tiên là cầu tràn Vàng Phầy nối giữa thôn An Ninh sang thôn Ngọc Lâu, Bình Thể (cầu này có thể đi ô tô được).

Cầu thứ hai là cầu được người dân thôn Bình Thể và xã góp tiền xây dựng, giúp người dân đi lại dễ dàng hơn. Cầu thứ 3 là cầu treo ở dưới thôn Vĩnh Bảo.

Ông An chia sẻ, thôn Bình Thể rất được chính quyền xã quan tâm. Năm 2016, trong chương trình nông thôn mới ở xã Vinh Quang, xã đã đầu tư cho thôn Bình Thể hơn 3km đường bê tông nông thôn.

Đến năm 2017, xã Vinh Quang được nhà nước đầu tư cho hơn 300 mét đường bê tông và xã đã hứa sẽ tiếp tục đầu tư cho thôn Bình Thể 300 mét đường này khu sản xuất của thôn (thôn Bình Thể trồng rất nhiều mía cho nhà máy mía đường).

su that ve buc anh dan gop tre bac cau qua suoi cam can bo xa di qua Lãnh đạo xã bỏ biển cấm qua cầu, cho ôtô chở vật tư vào nhà

Cầu bắc ngang sông ở Cà Mau chưa khánh thành nhưng bị phó bí thư xã dỡ biển cấm, để ôtô chở vật tư vào ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.