'Sức khỏe' UDIC ra sao trước kế hoạch cổ phần hóa?

Lợi nhuận trước thuế của UDIC trong năm 2018 đã tăng 200% so với 2017 và 2016. Năm 2019, UDIC đặt ra chỉ tiêu thực hiện 48.000 m2 sàn nhà ở cùng tổng doanh thu 3.680 tỉ đồng.

Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC là cái tên xuất hiện trong danh mục 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định phê duyệt.

Lợi nhuận trước thuế năm 2018 tăng mạnh 

Theo bản báo cáo của UDIC về tình hình kinh doanh trong các năm 2016, 2017 và 2018, dù năm 2018, tổng giá trị sản lượng và tổng doanh thu không tăng nhiều so với các năm trước. Nhưng trong 2018, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này tăng mạnh đạt 806 tỉ đồng, tăng 200% so với 2017 và 2016.

cap-nhat-hinh-anh-thuc-te-shophouse-udic-westlake-1024x768

Dự án UDIC WestLake. (Ảnh: Đầu tư BĐS).

Theo bảng cân đối kế toán 2018, tổng tài sản của UDIC tính đến 31/12/2018 đạt 7.314 tỉ đồng, tăng 8,9% so với đầu năm. Trong đó, lượng hàng tồn kho chiếm 3.248,8 tỉ đồng, tăng 22,6% so với thời điểm đầu năm 2018.

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 đạt 2.350 tỉ đồng, giảm 16,7% so với năm 2017. 

Trong ba năm vừa qua, UDIC cho hay đã triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng Công ty đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt. 

Liên quan đến kế hoạch cổ phần hóa, UDIC cho hay đã tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền đến nhân sự trong công ty; rà soát, lập phương án sử dụng nhà đất...; lập dự toán chi phí cổ phần hóa, xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.

Cũng trong năm 2018, bản báo cáo của UDIC thể hiện doanh nghiệp này thoái vốn tại các công ty thành viên đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận. Cụ thể, đó là Công ty cổ phần Austnam, Công ty TNHH Đầu tư Phú Gia Phú Quốc, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Bê tông Vĩnh Tuy, Công ty cổ phần Đầu tư và Bê tông Thịnh Liệt, Công ty cổ phần Xây lắp và Giao thông công chính.  

Tại bản công bố thông tin doanh nghiệp, UDIC đã đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019: Giá trị sản lượng là 3.000 tỉ đồng; tổng doanh thu là 3.680 tỉ đồng; Lợi nhuận sau thuế 825,5 tỉ đồng; tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 18,73%; thực hiện chỉ tiêu m2 sàn nhà ở là 48.000 m2.

Đồng thời, UDIC cũng đã đề ra kế hoạch đầu tư phát triển. Đó là tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện các dự án đang thi công gồm hạ tầng kỹ thuật khu vực 92,7 ha Nam Thăng Long, UDIC WestLake, BT01; đẩy nhanh tiến độ các dự án đủ điều kiện khởi công UDIC Riverside 2, B1 và B2 Yên Hoà, IA.25, CT02B Khu đô thị Nam Thăng Long, N01 và N02 Khu đô thị Hạ Đình.

Một cái tên xuất hiện trong kết luận của Thanh tra Chính phủ 

Cũng theo bản báo cáo của UDIC, trong ba năm qua (2016-2018), UDIC đã thực hiện một số dự án tại Hà Nội trong đó có UDIC Riverside 1 và UDIC Westlake.

Dự án UDIC Westlake tại CT04 Khu đô thị Nam Thăng Long, theo UDIC, cơ bản đã hoàn thành. Dự án này có qui mô diện tích đất 26.978 m2; gồm 3 tòa nhà cao 17, 20 và 23 tầng. Tất cả đều có hai tầng hầm. Dự án có tổng vốn đầu tư 2217 tỉ đồng này được bắt đầu từ quí I/2016 và dự kiến thời gian kết thúc là quí II/2019. Tuy nhiên, theo báo cáo này, đến tháng 4/2019, công trình vẫn đang được thi công hoàn thiện.

Còn dự án UDIC Riverside 1 đã được doanh nghiệp này đưa vào vận hành. Theo Infonet, đây cũng là dự án có tên xuất hiện trong kết luận về quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại vị trí đắc địa của các cơ quan nhà nước, DNNN tại Hà Nội, giai đoạn 2003-2016 của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 9/2018.

danh-sach

Ảnh: Báo Đầu tư.

Dự án UDIC Riverside 1 còn có tên là Dự án Tổ hợp dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng UDIC Reverside, tại ngõ 122 phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng do Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC làm chủ đầu tư được khởi công từ quí IV/2013.

Dự án này gồm công trình cao 22 tầng và một tầng mái, hai tầng hầm nằm trên khu đất rộng 5.382,7 m2; diện tích xây dựng khoảng 2.271 m2 và mật độ xây dựng là 41,8%. Tổng vốn đầu tư của dự án này khoảng 703 tỉ đồng.

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH Một thành viên (địa chỉ ở 27 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, HN) tiền thân là Công ty San nền trực thuộc Sở Xây Dựng Hà Nội được thành lập từ ngày 06/10/1971 theo Quyết định số 1639/QĐ-UB của UBND TP Hà Nội.

Ngày 13/04/1990 UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1740/QĐ-TC, đổi tên Công ty San nền thành Công ty Xây dựng Công trình Kỹ thuật Hạ tầng. Sau 6 năm hoạt động, Công ty tiếp tục được đổi tên thành Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị.

Theo Quyết định số 111/2004/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của UBND TP Hà Nội Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị được thành lập theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con trên cơ sở tổ chức lại Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị với các thành viên (Công ty Con) là các doanh nghiệp Nhà nước, các Công ty Cổ phần, các Công ty Liên doanh thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, Sở Giao thông Công chính, Sở Công nghiệp và Liên hiệp Công ty Xuất nhập Khẩu và Đầu tư Hà Nội (UNIMEX). Theo thống kê, UDIC bao gồm 43 Công ty.

Tại Quyết định số 3462/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND TP Hà Nội và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100106232 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 04/7/2011, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị được đổi tên là: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - Công ty TNHH Một thành viên.

UDIC hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư, xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp, tư vấn đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu, dịch vụ...



chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.