Suýt \"ngất\" vì món tiết canh chay trong mâm cỗ Rằm tháng 7

Nhiều thực khách hoảng hốt khi thấy thực đơn nhà hàng này có cả món... tiết canh chay trong mâm cỗ chay ngày Rằm tháng 7.

Thông tin trên báo VietQ, tại một quán chay ở quận 1, TP.HCM, nhiều thực khách hoảng hốt khi thấy thực đơn nhà hàng này có cả món... tiết canh chay trong thực đơn cỗ chay ngày rằm tháng 7. Chủ quán tại đây cho hay, nguyên liệu chính tạo màu của tiết canh chay được làm từ củ dền đỏ.

Rằm tháng 7 (lễ Vu Lan), ngoài việc lên chùa lễ Phật thì ăn chay cũng là một việc làm không thể thiếu trong dịp này. Nắm bắt nhu cầu của người dân, những cửa hàng chay đã nhanh chóng lên kế hoạch phục vụ khách hàng cho riêng dịp này.

Chủ một quán chay trên đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Từ đầu tháng bảy tới nay, cửa hàng của tôi đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng, lượng khách đặt tăng từ 20%-30% so với năm ngoái. Những ngày cao điểm này cửa hàng không dám nhận thêm đơn đặt hàng mới mà chỉ tập trung phục vụ những đơn hàng đã đặt trước đó”.

Chủ cửa hàng này cho biết, giá mỗi mâm cỗ chay sẽ phụ thuộc vào món ăn mà khách chọn. Theo đó, xôi vừng dừa nạo có giá 60.000 đồng/đĩa, xôi gấc có giá 70.000 đồng/đĩa, củ sen tươi chiên xù có giá 80.000 đồng/đĩa, giò chay có giá 50.000 đồng/đĩa, nem rau củ và nấm tươi 100.000 đồng/10 cái, đậu non sốt nấm tươi có giá 70.000 đồng/đĩa, ngô bao tử và nấm kho tiêu giá 80.000 đồng/đĩa,…

Theo tìm hiểu của PV, những món chay được phục riêng cho dịp Rằm tháng 7 có giá dao động từ 50.000-120.000 đồng/món.

Theo đó, gỏi hoa chuối và rau tiến vua có giá khoảng 80.000 đồng, gỏi cuốn chay có giá 70.000 đồng, cà tím nướng thịt bằm giá 80.000 đồng, rau củ xào mề chay giá 80.000 đồng, rau củ theo mùa luộc chấm muối vừng giá 40.000 đồng, canh nấm tươi trả giò viên giá 70.000 đồng, mỳ vàng/bún gạo xào chay giá 80.000 đồng…

Bên cạnh đó, các món chay giả mặn như gà quay giá 120.000 -150.000 đồng/đĩa, cá sốt ngũ sắc giá 80.000-100.000 đồng/đĩa…

suyt ngat vi mon tiet canh chay trong mam co ram thang 7
Thực đơn nhà hàng rằm tháng 7 vẫn có món tiết canh chay. (Ảnh: VietQ).

Khách hàng có thể lấy món rời hoặc tự chọn món để ghép thành mâm như: Xôi, giò, nem, rau, canh, gỏi, sốt... Ngoài việc phục vụ các món chay tại nhà hàng, năm nay nhiều cửa hàng triển khai chương trình giao đồ ăn đến tận nhà cho khách với đơn hàng từ 300.000 đồng trở lên.

Thị trường đồ chay đóng gói năm nay cũng có thêm nhiều thực phẩm chay mới như thịt dê, cừu chay, tương đậu Hàn Quốc, cá hồi, ba sa, diêu hồng, tai tượng…

Theo nhiều tiểu thương, đồ ăn chay đóng gói được nhập từ Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan…Tuy nhiên, trên bào bì sản phẩm ghi thông tin sơ sài, chữ nhòe nhoẹt, thậm chí còn không có hạn sử dụng và địa chỉ sản xuất.

Các loại đồ ăn giả mặn thịt lợn, gà, bò, dê, cừu, cá…đều là hàng khô, thái lát mỏng đựng trong hũ nhựa xỉn màu, giá trung bình từ 15.000 đồng/ lạng, loại thịt dê và cừu đắt hơn từ 3.000 – 5.000 đồng/ lạng.

Nhiều sản phẩm còn ghi rõ phụ gia không có lợi cho sức khỏe ngay trên bao bì như thịt ba rọi chay, ngoài tinh bột khoai sọ còn có tinh bột, muối ăn, phụ gia thực phẩm betacaroten, titanium dioxyde, sodium carbonate, calcium hydroxide… Tuy nhiên, khách hàng không hề quan tâm tới nhãn mác cũng như thông tin về sản phẩm.

Tuy nhiên, những người theo đạo Phật thường nhắc nhở người dân Việt rằng: Đừng cố chấp vào việc chay ăn “giả mặn” bởi ăn chay giả mặn “độc hại” hơn ăn mặn.

Một vị hòa thượng khi chia sẻ với phóng viên đã từng phản ứng kịch liệt về những thức ăn chay mà toàn dùng những từ "mặn" để gọi tên như cháo lòng thịt gà xé phay.... Điều này khiến cho người ăn chay không quên được mùi thịt cá, khó có thể tiến hành việc tu tâm, tích đức, nhớ về mùi thức ăn phàm trần khiến người tu dễ quay trở lại con đường ác và còn làm tổn hại lòng từ bi của người con Phật.

Đại đức Thích Chiếu Tuệ – Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã từng cho biết: Giáo lý của đạo Phật không có chuyện “hồn chay, hình mặn”. "Nếu ăn chay mà lòng vẫn tơ tưởng đến món mặn thì khác gì ăn mặn. Bây giờ nhiều người ăn chay như một thứ để thể hiện, họ không hiểu được triết lý của đạo Phật về ăn chay. Ăn chay mà làm cả tiết canh là nhầm lẫn đáng buồn. Ăn gì thì điều quan trọng nhất vẫn là tâm thanh tịnh, từ bi" - Đại đức Thích Chiếu Tuệ chia sẻ.

Với ý nghĩa ăn chay để thanh lọc cơ thể, việc chọn thực phẩm chay công nghiệp giả mặn hoàn toàn không đem lại sự thuần khiết tự nhiên mà ngược lại còn đầu độc cơ thể vì thành phần của chúng chứa nhiều chất độc hại. Nhiều người đã nhận thức không đúng khi cho rằng ăn đồ chay giả mặn cơ thể sẽ được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng thật ra cơ thể vẫn thiếu chất trầm trọng vì chỉ được bổ sung tinh bột.

Để tốt cho sức khỏe, mọi người nên tự chế biến món chay bằng các loại rau, nấm, đậu hủ; bổ sung dưỡng chất bằng cách uống thêm sữa, dùng sữa chua, các loại ngũ cốc, bánh, ăn nhiều trái cây. Nếu chọn sản phẩm chay công nghiệp thì phải có thương hiệu, phải được làm từ nguồn gốc tự nhiên, không có phụ gia, nhất là cần chú ý đến màu sắc của sản phẩm. Tuyệt đối không mua đồ chay đông lạnh được bày bán dưới nắng vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.