Những ngày vừa qua, vụ bạo động tại Khải Hoàn Môn (Pháp) đã trở thành tâm điểm của truyền thông. Sở dĩ vậy bởi hình ảnh của một nước Pháp lãng mạn, thơ mộng in hằn vào tâm tưởng của nhiều người suốt hàng trăm năm qua đã nhanh chóng bị dập tắt bởi khói lửa, bom đạm, sơn xịt...
Cuộc bạo loạn là quá trình hàng ngàn người biểu tình xông vào các đường phố ở Paris cuối tuần qua, càn quét mọi nơi như một cơn bão...
Phương tiện giao thông trên đường bị thiêu rụi; cửa kính tại các cửa hàng bị đập vụn, cảnh cướp bóc, trấn lột diễn ra khắp nơi, thậm chí, đội hình cảnh sát chống bạo động cũng bị ném đá một cách không thương tiếc.
Là một đất nước trọng văn hóa, sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật, công trình kiến trúc lẫy lừng thế giới, việc bức tượng Marianne trong Khải Hoàn Môn bị phá hủy, vỡ một phần mặt tượng đã khiến nhiều người hết sức bàng hoàng.
Trên nhiều phương tiện truyền thông, hình ảnh đó đã vô tình trở thành một trong những biểu tượng của vụ bạo động lịch sử tại Pháp.
Hình ảnh Marianne qua các thời kì. (Ảnh: NCU). |
Tượng Marianne lần đầu xuất hiện vào năm 1789 trong cuộc Cách mạng Pháp.
Vào thời điểm đó, việc chọn một phụ nữ làm biểu tượng có nguồn gốc từ thời La Mã cổ đại, với chiếc mũ phrygien màu đỏ của những người nô lệ sau khi được người chủ giải phóng, tượng trưng cho tự do, bình đẳng và hữu nghị của nước Pháp.
Bức tượng Marianne khi còn nguyên vẹn. (Ảnh: Times). |
Không chỉ xuất hiện ở nghệ thuật điêu khắc, hình ảnh Marianne còn xuất hiện trên những con tem, trong văn hóa đại chúng và có mặt ở hầu hết các tòa thị chính trên khắp đất nước.
Cho đến hiện tại, sau bao thăng trầm, biểu tượng Marianne hiện diện khắp nơi trên nước Pháp và còn được đặt nơi trang trọng trong các đại sảnh lớn hay ở Tòa án. Thậm chí những diễn viên nữ nổi tiếng ở Pháp cũng được trao danh hiệu Marianne. Biểu tượng Marianne còn xuất hiện trên đồng xu, trên các vật dụng thông thường, trong mỗi gia đình người Pháp.
Sở dĩ những người biểu tình nhằm vào Khải Hoàn Môn và bức tượng Marianne không vì đó đều là những công trình biểu tượng cho những điều tốt đẹp - tự do, bình đẳng, bác ái của nước Pháp.
Khải Hoàn Môn tan hoang sau vụ bạo loạn. (Ảnh: ABC News). |
Các công trình đó không chỉ được xây dựng bằng các vật liệu vật chất như gạch, xi măng mà nó còn được hun đúc, được dựng lên bởi các yếu tố tư tưởng dân tộc, lý tưởng quốc gia, niềm tự hào của người dân...
Đơn cử, Khải Hoàn Môn chính là biểu tượng cho toàn dân tộc, của nền văn hóa Pháp. Công trình này đã chứng kiến bao sự thăng trầm của nước Pháp, cũng từng đi qua bao biến động của đất nước nhưng vẫn vươn kiên cường, hiên ngang...
Bức tượng bị phá hủy sao cuộc bạo động. (Ảnh: Times). |
Tuy nhiên, khi niềm tin của chính người dân Pháp rạn nứt, họ sẵn lòng đánh đổi những công trình vốn mang những giá trị hình ảnh cho cả một đất nước.
Tương tự Khải Hoàn Môn, bức tượng Marianne cũng không thoát khỏi sự tàn phá của những người biểu tình. Bức tượng từ biểu tượng của sự tự do, bình đẳng, bác ái nay bị đập vỡ. Gương mặt hoảng loạn, một bên mặt bị phá hủy đã nhanh chóng trở thành biểu tượng đau thương cho cuộc bạo động tại thủ đô Paris hoa lệ những ngày vừa qua.
Bạo động tại PhápTheo thông tin trên các phương tiện truyền thông, khoảng 36.000 người biểu tình tại Pháp, trong đó có khoảng 5.500 người ở Paris. Họ đã đổ ra đường vào hai ngày cuối tuần (1 và 2/12) để phản đối việc tăng thuế nhiên liệu. Hàng nghìn nhân viên cảnh sát đã được triển khai để kiềm chế đám đông quá khích. Sau cuộc bạo động, khoảng 412 người đã bị bắt giữ, có khoảng 133 người bị thương, trong đó có 48 nhân viên an ninh. |
Khải Hoàn Môn tan hoang sau biểu tình lớn nhất thập niên ở Paris
Khải Hoàn Môn, "chứng nhân" lịch sử của nước Pháp, không chỉ chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất thập kỷ ở Paris mà, tệ ... |
Bạo lực bùng phát vì phe cực hữu ứng cử vào Thượng viện Mỹ
Cuộc tuần hành của tổ chức cánh hữu Patriot Prayers tại thành phố Oregon vấp phải sự phản đối của các nhóm chống biểu tình ... |