Tân Tạo đặt mục tiêu tăng lãi 32%, tiếp tục 8 năm liền không chia cổ tức

Bên cạnh đó, Tân Tạo dự kiến sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn đầu tư vào một số dự án như Nghỉ dưỡng Bãi Sao (Phú Quốc) và Đô thị Tân Tạo.
Tân Tạo đặt mục tiêu tăng lãi 32%, tiếp tục 8 năm liền không chia cổ tức - Ảnh 1.

Cổng vào khu công nghiệp Tân Tạo. (Ảnh: IIP).

CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Tân Tạo, mã: ITA) công bố báo cáo thường niên 2020. Trong đó đề ra kế hoạch năm 2021 đạt hơn 910 tỷ đồng tổng doanh thu và thu nhập, tăng 36% so với thực hiện 2020, song vẫn thấp hơn 1.327 tỷ đồng (2019) thời điểm trước dịch Covid-19.

Trong đó, kỳ vọng doanh thu từ cho thuê đất và nhà gần 748 tỷ đồng, doanh thu từ cung cấp dịch vụ hơn 150 tỷ đồng và doanh thu tài chính gần 13 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ các chi phí liên quan, công ty đặt mục tiêu đạt hơn 237 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 32% so với thực hiện năm trước.

Liên quan đến mục tiêu này, công ty dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) 2021 thông qua việc cho phép Hội đồng quản trị giữ lại một phần hoặc hoàn toàn lợi nhuận 2021 để bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc nâng vốn điều lệ thay vì chi trả cổ tức.

Đáng nói, mặc dù có tình hình kinh doanh khá ổn định, song từ 2014 đến nay, Tân Tạo chưa chịu chia cổ tức cho cổ đông.

Tân Tạo đặt mục tiêu tăng lãi 32%, tiếp tục 8 năm liền không chia cổ tức - Ảnh 2.

Kế hoạch kinh doanh 2021 của Tập đoàn Tân Tạo. (Nguồn: Báo cáo thường niên ITA).

Quay lại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, năm 2020, Tân Tạo đạt gần 649 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 179 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 50% và 13% so với thực hiện 2019.

Giải thích cho sự sụt giảm này, lãnh đạo tập đoàn cho biết dịch COVID-19 đã khiến việc đi lại, đầu tư giữa các nước gặp khó khăn. Trong khi đó, các nhà đầu tư trong nước gia tăng tìm kiếm loại hình đất công nghiệp hoặc thuê mua dự trữ để chờ kinh tế phục hồi. Song theo lãnh đạo Tân Tạo, những đơn vị này đa phần rất thận trọng trong việc thuê đất, chỉ tìm hiểu và thu thập thông tin.

Tuy vậy, năm 2020, Tân Tạo cũng đã ký kết thành công thỏa thuận đặt cọc cùng JD Group (Trung Quốc) với quy mô thuê đất là 101.120 m2. Đồng thời đang thương lượng và thống nhất cùng Diawahouse (Nhật Bản) các điều khoản cuối cùng trước khi ký kết với diện tích thuê đất là 125.000 m2. Tất cả các giao dịch đều thực hiện thuê đất tại giai đoạn 2 Khu công nghiệp Tân Đức.

Tiếp nối, năm 2021, ban lãnh đạo Tân Tạo cho biết sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, sửa chữa và duy tu các nhà xưởng hiện hữu cũng như xây dựng thêm nhà xưởng mới để sẵn sàng cho việc thu hút nhà đầu tư.

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Tân Đức giai đoạn 2 và dự án Khu Ecity Tân Đức nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tiếp tục thực hiện các thủ tục xin chủ trương đầu tư, đền bù giải tỏa cho dự án KCN Sài Gòn – Mekong để chuẩn bị cho việc san lấp mặt bằng, triển khai hạ tầng vào năm 2022.

Đối với Công ty Taserco và Bệnh viện Tân Tạo, mục tiêu phấn đấu hoạt động cung cấp suất ăn công nghiệp sẽ đạt mốc 15.000 suất/ ngày và hơn 20.000 lượt thăm khám chữa bệnh, tuyển sinh thêm các khối học cho trường cấp 1&2 Tân Tạo….

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.