Tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn buôn bán trái phép

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đề nghị các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn và vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm từ động vật.

Cụ thể, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu giao Cục Quản lý thị trường thành phố chủ trì, phối hợp các sở, ngành: NN&PTNT, Công Thương, Giao thông Vận tải, Công an thành phố, Cục Hải quan thành phố và chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm từ thịt lợn nhập lậu, không đảm bảo an toàn làm lây lan dịch bệnh và các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm từ động vật trên địa bàn thành phố. 

Quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương và địa phương; trường hợp bắt được các lô hàng lợn, sản phẩm từ lợn vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định.

Tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn buôn bán trái phép
 - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Thanh tra)

Trước đó, Bộ NN&PTNT gửi văn bản cho UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới. Trong đó cho biết, theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thú y và phản ánh của các cơ quan truyền thông, thời gian qua, hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là qua biên giới với Lào, Campuchia, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng... từ các nước vào Việt Nam.

Để khẩn trương chấm dứt tình trạng trên, Bộ NN&PTNT đề nghị Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn. 

Trong đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn không bảo đảm an toàn làm lây lan dịch bệnh; bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn, sản lợn ra, vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở... với các nước Lào, Campuchia.

Trường hợp bắt được các lô hàng lợn, sản phẩm từ lợn vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật trái phép ra, vào Việt Nam.

Tại thị trường trong nước, giá heo vẫn ở mức cao. Ở các tỉnh miền Bắc, giá heo hơi hiện được mua với mức 88.000-91.000 đồng một kg. Còn tại miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay dao động 83.000-90.000 đồng một kg. Tại miền Nam, giá heo đi nganh quanh mức 86.000 đồng.

Nhằm bình ổn giá heo trong nước, Thủ tướng đã chính thức cho phép nhập khẩu heo sống từ Thái Lan. Lô heo sống 500 con đầu tiên từ Thái Lan đã về Việt Nam đêm 17/6 và được thực hiện cách ly trước khi giết mổ, bán ra thị trường. Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Đô (Nghệ An) cho biết, công ty đang hoàn tất các công tác kiểm tra và chuẩn bị trại cho heo sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Sau chuyến hàng đầu tiên này, nếu suôn sẻ thì mỗi ngày công ty ông sẽ có khoảng 4.000-5.000 con heo sống nhập về Việt Nam. Dự kiến, giá heo hơi bán ra thị trường là 80.000 đồng một kg.

Theo Cục Thú y, có 15 doanh nghiệp đã làm thủ tục đăng ký nhập khẩu heo sống từ Thái Lan vào Việt Nam, trong đó 8 doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu với số lượng dự kiến hơn 1,9 triệu con.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.