Mức lương cơ sở mới này tăng thêm 90.000 đồng và sẽ dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định tại Điều 2 Nghị định của Chính phủ; Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tăng lương cho cán bộ, công chức từ 1/7/2018 (Ánh minh họa) |
Nghị định 72/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018 và thay thế Nghị định 47/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017.
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 72/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/7/2018) để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 1/7/2018 = 1.390.000 đồng/tháng X Hệ số lương hiện hưởng
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1/7/2018 = 1.390.000 đồng/tháng X Hệ số phụ cấp hiện hưởng
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 1/7/2018 = [Mức lương thực hiện từ ngày 1/7/2018 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 1/7/2018 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 1/7/2018 (nếu có)] X Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 1/7/2018 = 1.390.000 đồng/tháng X Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)
Lưu ý: Đối tượng áp dụng mức lương và phụ cấp nêu trên là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sau đây:
- Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở cấp tỉnh; ở cấp huyện; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức được điều động, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Cán bộ, công chức ở cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 29/2013/NĐ-CP).
Tăng lương cho cán bộ, công chức: Lấy tiền ở đâu?
Nguồn lực tăng lương là phải tăng thu ngân sách trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực hiện tốt việc tinh giản ... |
Tăng lương cho cán bộ, công chức: Ai sẽ ra khỏi bộ máy?
Muốn cải cách tiền lương, tăng lương cho cán bộ, công chức thì phải tinh giản biên chế để bộ máy bớt cồng kềnh và ... |