Tăng thuế bảo vệ môi trường với túi nilon hiệu quả chưa cao?

Nhiều ý kiến cho rằng giải pháp tăng thuế bảo vệ môi trường với sản xuất, kinh doanh túi nilon hiệu quả chưa cao.
tang thue bao ve moi truong voi tui nilon hieu qua chua cao
Nhiều ý kiến cho rằng giải pháp tăng thuế bảo vệ môi trường với sản xuất, kinh doanh túi nilon hiệu quả chưa cao. Ảnh minh họa: Báo TN&MT

Mới đây, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, cử tri thành phố Cần Thơ có cho rằng giải pháp tăng thuế bảo vệ môi trường đối với sản xuất, kinh doanh túi nylon vừa qua hiệu quả chưa cao.

Cử tri cũng đề nghị Bộ TN&MT đẩy mạnh các giải pháp về truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng và nghiên cứu phát triển các sản phẩm thay thế đảm bảo tiện lợi, thân thiện với môi trường, để người dân hạn chế sử dụng túi nilon.

Liên quan đến nội dung trên, Bộ TN&MT cho biết vấn đề ô nhiễm môi trường do việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đã và đang được Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương giải quyết.

Bên cạnh việc thực hiện nghiêm Luật thuế bảo vệ môi trường và Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020, việc triển khai đồng bộ các giải pháp truyền thông và công cụ kỹ thuật, tạo lập thị trường cho sản phẩm thân thiện với môi trường đang được các cấp, các ngành đẩy mạnh trong thời gian qua.

Đến nay, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng các loại túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt…

Cụ thể, Bộ TN&MT đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện quy định công nhận các loại túi ni lông thân thiện với môi trường; tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp trong việc tăng cường sản xuất và sử dụng túi ni lông thân thiện với môi trường đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú thay thế cho các loại túi ni lông khó phân hủy; xây dựng và công bố các tiêu chuẩn đánh giá mức độ thân thiện với môi trường của túi ni lông…

Bên cạnh đó, thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục đăng ký, công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.

Quy định này nhằm khuyến khích việc sản xuất và sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường thay thế cho các loại túi ni lông khó phân hủy (bao gồm các loại túi có khả năng tái chế/tái sử dụng và túi có khả năng tự phân huỷ sinh học).

Thực tế cho thấy, túi ni lông thân thiện với môi trường đang dần có chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt đã hiện hữu trong hầu hết các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên cả nước (Big C, Coop mart, Vinmart, Maxi mart, …).

Tính đến tháng 6 năm 2017, cả nước đã có 34 sản phẩm túi ni lông của 30 doanh nghiệp được công nhận thân thiện với môi trường được lưu thông và sử dụng trong sinh hoạt tại các đô thị lớn như các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Khoảng 70% - 80% số siêu thị và trung tâm thương mại đã sử dụng các loại túi ni lông thân thiện với môi trường thay thế cho các loại túi ni lông khó phân hủy.

tang thue bao ve moi truong voi tui nilon hieu qua chua cao Tiếp tục đề xuất tăng thuế môi trường với xăng lên 8.000 đồng mỗi lít

Mặc dù có nhiều ý kiến góp ý khác nhau nhưng Bộ Tài chính tiếp tục bảo lưu quan điểm tăng khung thuế bảo vệ ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.