Tăng trách nhiệm khi 'mở' cho các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh

Trong thời gian tới, tiêu chí quy định quy mô sinh viên chính quy tối đa của cơ sở giáo dục đại học sẽ bãi bỏ, các trường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Đây là điểm mới rất mở nhằm tạo điều kiện chủ động tối đa cho các nhà trường trong việc hoạch định kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, việc “mở” trong xác định chỉ tiêu cũng sẽ gắn với công tác kiểm định chất lượng. Phóng viên có cuộc trao đổi của PGS Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT.

 
tang trach nhiem khi mo cho cac truong tu xac dinh chi tieu tuyen sinh
Thực hành nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm Nano Quang điện tử, Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

PV: Dự thảo Thông tư Quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GD-ĐT vừa công bố với một số thay đổi trong nguyên tắc xác định chỉ tiêu, theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học. Xin ông cho biết, các cơ sở giáo dục đại học sẽ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các tiêu chí nào và với trách nhiệm ra sao?

PGS Trần Anh Tuấn: Các trường đại học sẽ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hai tiêu chí: Số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành của cơ sở giáo dục và tiêu chí diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo tính trên một sinh viên chính quy và yêu cầu về chủng loại và số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu của các hạng mục công trình theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

Cơ sở giáo dục xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các tiêu chí, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục và của Bộ GD-ĐT để phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm giải trình về chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các tiêu chí xác định chỉ tiêu, chất lượng đào tạo và cam kết chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.

tang trach nhiem khi mo cho cac truong tu xac dinh chi tieu tuyen sinh

PGS Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT.

PV: Một thay đổi đáng chú ý là cùng một số tiêu chí khác thì các trường sẽ được căn cứ cả vào số lượng giảng viên thỉnh giảng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh thay vì chỉ căn cứ vào số lượng giảng viên cơ hữu như trước đây. Làm thế nào để bảo đảm chất lượng tuyển sinh, tránh tình trạng các trường chạy theo số lượng để tuyển sinh tràn lan, thưa ông?

PGS Trần Anh Tuấn: Dự thảo đã quy định rõ cơ sở giáo dục chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định thì không tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước liền kề (trừ ngành đào tạo mới được mở ngành trong năm tuyển sinh).

Các ngành đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định theo quy định tại Điều 52, Luật Giáo dục đại học, có nghị quyết thông qua chủ trương xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hội đồng trường, hội đồng quản trị thì được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo cam kết về chất lượng của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội đối với ngành đó; phải công bố công khai trong đề án tuyển sinh và chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội và cơ quan có thẩm quyền.

PV: Theo ông vì sao Bộ GD-ĐT không đưa tiêu chí sinh viên tốt nghiệp có việc làm như một trong những điều kiện xác định chỉ tiêu của các trường?

PGS Trần Anh Tuấn: Trong quy chế tuyển sinh năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phải công bố công khai tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp trong Đề án tuyển sinh của trường để xã hội giám sát và đánh giá như một điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.

Năm 2018, Bộ GD-ĐT chưa đưa được tiêu chí sinh viên có việc làm vào Thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh vì phải phù hợp với quy định của tại điểm a khoản 1 điều 34 Luật Giáo dục Đại học: “Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, phù hợp vớicác điều kiện về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và thiết bị”. Sau khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội thông qua, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng như quy định rõ đối với tiêu chí sinh viên có việc làm trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

PV: Bộ GD-ĐT dự kiến triển khai công tác kiểm tra, thanh tra đối với việc xác định chỉ tiêu và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở giáo dục như thế nào? Ông có thể cho biết hình thức xử lý đối với các cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh?

PGS Trần Anh Tuấn: Các cơ sở giáo dục vi phạm quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh, về thực hiện tuyển sinh thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo hoặc thu hồi quyết định cho phép hoạt động theo quy định hiện hành; công bố công khai cơ sở vi phạm và bị mất quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Các cá nhân thực hiện hành vi vi phạm bị xử lý trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính theo quy định hiện hành.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.