Tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông tiếp tục được vận chuyển về Hà Nội trong đêm

Đại diện Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho biết, đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông tiếp tục được vận chuyển từ cảng Hải Phòng về Hà Nội.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông cho biết, đêm 1/10, 4 toa tàu Tian Wang Xing của Trung Quốc đã được vận chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội. Đến rạng sáng 2/10, đoàn tàu về tới khu vực quận Hà Đông.

tau duong sat cat linh ha dong tiep tuc duoc van chuyen ve ha noi trong dem
Các toa tàu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được vận chuyển về Hà Nội vào rạng sáng ngày 2/10 (Ảnh CTV).

Ông Phương cho biết thêm, 4 toa tàu được chuyển bằng xe chuyên dụng và tập kết ở khu vực Depot Hà Đông (Hà Nội). Hiện tại, chúng tôi vẫn phủ bạt kín toa tàu chưa mở ra. Theo kế hoạch, 8 đoàn tàu còn lại sẽ được đơn vị vận chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội trong tháng 10 và tháng 11/2017.

Sau khi vận chuyển xong hết các đoàn tàu về Hà Nội, đơn vị sẽ tháo bạt và lắp ráp, chuẩn bị cho việc thử nghiệm, chạy thử.

Được biết, các xe chuyên dụng sẽ chuyển đoàn tàu về Hà Nội theo lộ trình, từ cảng Hải Phòng chạy dọc theo quốc lộ 5 cũ, rẽ vào quốc lộ 21B về đến Phủ Lý (Hà Nam), di chuyển vào quốc lộ 1 cũ về đến Văn Điển, đi vào quốc lộ 70 về đến đường Quang Trung (Q.Hà Đông).

Trước đó, rạng sáng 19/2, hai đầu máy và 2 toa tàu chở khách thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) đã được chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội.

Trọng lượng mỗi đầu máy 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m. Toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy. Đây là chuyến hàng thứ hai trong tổng số 54 toa tàu chở khách sẽ được vận chuyển về Hà Nội.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công từ tháng 10/2009, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD so với trước đây.

Dự án có chiều dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác tuyến đường sắt năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại.

tau duong sat cat linh ha dong tiep tuc duoc van chuyen ve ha noi trong dem Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Kế hoạch chạy thử còn phải chờ tính toán

Trả lời về kế hoạch chạy thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết hiện ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.