Taxi truyền thống đề nghị Chính phủ tổ chức đối thoại về 'bản chất Grab'

Taxi truyền thống có văn bản đề nghị Chính phủ tổ chức đối thoại nhằm làm rõ bản chất các loại hình vận tải trong đó có Grab.
 
taxi truyen thong de nghi chinh phu to chuc doi thoai ve ban chat grab
(Ảnh minh họa)

Taxi truyền thống muốn tiếp tục đối thoại về Grab

Liên quan đến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh của Bộ GTVT, theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Hiệp hội taxi Hà Nội và TP HCM vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, 2 đơn vị taxi truyền thống này đề nghị Chính phủ hoặc Văn phòng Chính phủ tổ chức một buổi đối thoại với đại diện các doanh nghiệp, Grab và các chuyên gia GTVT, Sở GTVT các địa phương.

"Đối thoại để trao đổi, lắng nghe, tranh luận nhằm hiểu rõ thực trạng, làm rõ chân lý, bản chất của các loại hình vận tải để có giải pháp đúng đắn nhất xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86 một cách hiệu quả, thuyết phục.

Tránh kiểu ngụy biện, đánh tráo khái niệm dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong ban hành Nghị định này", 2 Hiệp hội taxi cho biết.

Được biết, ngày 21/8 vừa qua, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có tổ chức hội thảo về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86.

Tuy nhiên, 2 Hiệp hội taxi Hà Nội và TP HCM cho rằng hội thảo có "một số điểm bất thường, thiếu khách quan".

Hai đơn vị này cũng dẫn một số "minh chứng" cho nhận định trên như các Hiệp hội taxi không được mời tham dự; các đại biểu trong danh sách phát biểu đều "có ý kiến bảo vệ Grab và xe hợp đồng trá hình".

Hay việc các ý kiến phân tích những bất hợp lý khi cho rằng Grab là xe hợp đồng điện tử bị "gạt đi".

"Chúng tôi và nhiều đại biểu nhận thấy hội thảo này không được khách quan", 2 Hiệp hội taxi bày tỏ.

taxi truyen thong de nghi chinh phu to chuc doi thoai ve ban chat grab Bộ trưởng GTVT yêu cầu có giải pháp mạnh khắc phục chậm, hủy chuyến bay

Hợp đồng điện tử chỉ là phương thức giao kết

Liên quan đến hồ sơ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP HCM Tạ Long Hỷ cho rằng trong tờ trình Chính phủ, Bộ GTVT đã báo cáo chưa đúng về những "sai lầm, bất cập trong thực hiện thí điểm xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ" theo Quyết định 24.

Ông Hỷ cũng cho rằng mặc dù có nhiều ý kiến "kết luận Grab là taxi" nhưng Bộ GTVT vẫn coi loại hình này là xe hợp đồng điện tử.

"Điều này khiến dư luận nghi ngờ có sự thiếu công tâm", vị đại diện Hiệp hội taxi TP HCM nói.

Được biết, theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ: "Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền".

Ngoài ra, Điều 3 dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 (ngày 31/7) cũng nêu rõ : "Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền hoặc thông qua phần mềm căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh, thời gian chờ đợi".

Căn cứ 2 nội dung này, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng "taxi công nghệ như Grab" hoạt động theo đúng như định nghĩa nêu trên.

Tuy nhiên, theo vị này, cũng tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86, "taxi công nghệ" lại bị coi là xe hợp đồng điện tử.

"Điều này rất vô lý! Hợp đồng điện tử hay hợp đồng giấy chỉ là phương thức giao kết, không phải cơ sở để phân loại, xác định bản chất của loại hình vận tải", ông Hùng nói.

"Hợp đồng điện tử là khái niệm vận tải taxi bị đánh tráo. Bản chất Grab là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và cần định danh là dịnh vụ vận tải taxi", Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) cũng nhận định tương tự.

Theo Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), TS Nguyễn Đình Cung, những phương thức kinh doanh dựa trên nên tảng có thể chưa được khuyến khích hoặc chịu rào cản kỹ thuật.

Tuy nhiên, TS Cung cho rằng việc triệt tiêu phương thức kinh doanh này hoăc ép Grab vào "khuôn khổ của taxi truyền thống" là sai lầm.

"Việc Uber, Grab sử dụng phần mềm để phục vụ chung cho các đơn vị kinh doanh vận tải, thực hiện điều hành các phương tiện kinh doanh vận tải để vận chuyển hành khách (quyết định phương tiện nào sẽ thực hiện đón khách), quyết định giá cước vận tải thì không thể gọi là đơn vị kinh doanh vận tải như ý kiến trong Dự thảo Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải", báo cáo của CIEM nêu rõ.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm kiếm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.