Giáo viên truyền miệng cách đánh trẻ để phụ huynh không phát hiện | |
Chủ tịch nước chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc xâm hại, bạo hành trẻ em | |
Chủ tịch Quận 12 nói về thông tin có 'bảo kê' mầm non Mầm Xanh |
Tuổi 12-13 dễ nhạy cảm quá mức với những hành xử mà chúng cho rằng chưa đúng, chưa công bằng - Ảnh: Chronicle Live |
Khi con bị sốt, cha mẹ cho con uống thuốc hoặc đắp khăn ướt lên trán để hạ sốt. Nhưng "làm mát" những "cái đầu nóng" ở lứa tuổi 12-13 không đơn giản như vậy.
Ở tuổi 12-13, mọi đứa trẻ đều trở nên nhạy cảm quá mức với những hành xử mà chúng cho rằng chưa đúng, chưa công bằng.
Cách phản ứng phổ biến của chúng là làm ngược lại, nói ngược lại với những gì mình nghĩ, mình thực sự muốn làm.
Gặp trường hợp này, cách "làm mát" hữu dụng đôi khi không phải sự vuốt ve, yêu chiều mà là thái độ bình thản, ngó lơ của bố mẹ trước thái độ cố tình gây sự của con.
Hai câu chuyện dưới đây là minh chứng.
Câu chuyện thứ nhất
Bà mẹ đi làm về, thấy con trai đang đọc truyện Doremon liền nói:
- Khoai, sao con không học bài? Con không tự giác gì cả.
- Con không thích học - cậu bé Khoai đáp.
- Con thật hư đốn, dám nói với mẹ thế hả?
- Vì mẹ hỏi nên con nói thế.
- Con thật không coi mẹ ra gì phải không?
- Vâng.
Bà mẹ lên tăng xông, gắt:
- Tao nuôi mày ăn học để mày cãi láo thế hả? Nếu không biết thương bố mẹ thì đi khỏi nhà này ngay.
Cậu bé Khoai lập tức đứng lên đi ra cửa, nhưng may là chạm mặt bố vừa đi làm về và phải quay vào phòng.
Đêm đó khi cậu bé đã ngủ, bà mẹ kiểm tra sách vở của con mới vỡ lẽ là cậu đã học bài xong từ chiều.
Cơn bướng bỉnh của cậu bùng lên khi người mẹ chưa tìm hiểu đã mắng và gán những suy nghĩ nặng nề cho cậu.
Cậu đã chấp nhận hết mọi áp đặt của mẹ để thể hiện sự chống đối.
Câu chuyện thứ hai
Mẹ nói với con sau bữa ăn:
- Hôm nay sổ liên lạc điện tử thông báo con không làm bài kiểm tra toán. Cả lớp chỉ có mình con không có điểm.
- Con không thích nói - cậu bé trả lời với vẻ bướng bỉnh.
Bà mẹ vừa gọt trái cây, vừa thủng thẳng:
- Vậy thì con ăn trái cây đi, khi nào muốn nói thì báo cho mẹ, mẹ sẽ chờ con.
10h tối, cậu bé loanh quanh ở ngoài phòng bố mẹ. Bà mẹ nhẹ nhàng nhắc:
- Nếu học bài xong rồi thì con đi ngủ đi.
- Mẹ không định hỏi con chuyện lúc chiều ạ?
- Mẹ sẽ không hỏi nữa, nhưng mẹ vẫn có một câu hỏi chờ con giải đáp. Con có thể nói hoặc không nói nhưng mẹ mong con dành thời gian suy nghĩ về những gì liên quan tới vấn đề này. Mẹ tin con sẽ biết nên làm gì.
Ngày hôm sau, cậu bé đi học về. Bà mẹ mỉm cười, nhắc:
- Con rửa tay rồi giúp mẹ soạn bát chuẩn bị bữa tối nhé!
Cậu bé vừa làm vừa quan sát thái độ của mẹ:
- Mẹ không hỏi hôm nay con ở trường thế nào ạ?
- Ừ, buổi học tốt chứ con?
- Vâng, nhưng…mẹ không muốn biết chuyện bài kiểm tra toán nữa à?
- Có chứ, nhưng nếu con không muốn nói, mẹ sẽ không hỏi.
- Mẹ đã hỏi cô giáo con chưa?
- Điều mẹ muốn trước hết là những điều con nói. Nhưng vì con chưa muốn nên mẹ sẽ chờ.
- Nhỡ con không muốn giải thích thì sao?
- Con không muốn, mẹ sẽ không ép con. Dĩ nhiên mẹ sẽ lo lắng, cũng sẽ buồn, nhưng mẹ biết con có lý do để quyết định như vậy. Ai cũng có một lý do cho lựa chọn của mình. Nhưng mẹ vẫn hy vọng con có lựa chọn đúng.
Tối hôm đó, cậu bé vào phòng bố mẹ và chủ động đề nghị được nói chuyện:
- Con xin lỗi bố mẹ vì đã không thích nói.
- Ừ, mẹ chấp nhận lời xin lỗi của con, nhưng có vẻ con đang muốn nói gì nữa à?
Dường như chỉ chờ có thế, cậu bé bắt đầu giải thích bằng việc chìa ra bài kiểm tra toán được điểm 8. Thì ra lỗi không do cậu bé mà do cô giáo khi vào điểm đã để kẹp lẫn bài kiểm tra của hai học sinh làm một nên không tìm thấy bài của cậu.
Khi cô giáo thông báo cậu không nộp bài nên không có điểm, cậu đã không giải thích để phản ứng lại cái sai của cô giáo.
Tiếp đến mẹ cậu cũng hỏi cậu vì sao không làm bài kiểm tra? Câu hỏi ấy càng làm cậu bức xúc và xử sự theo cách chống đối lại.
Nhưng thật may là bà mẹ đã biết cách làm mát cơn nóng của con khiến cậu không còn hứng thú chống đối mà ngược lại muốn chia sẻ, chủ động nói chuyện với mẹ.
Hai cách ứng xử khác nhau và hai kết quả khác nhau Cả hai bà mẹ đều muốn con giải thích chuyện đã xảy ra, nhưng bà mẹ thứ hai đã không sốt ruột, hối thúc, cũng không áp đặt là con có lỗi mà thể hiện sự tin tưởng vào việc con sẽ suy nghĩ, sẽ lựa chọn đúng… Sự nhẹ nhàng, nhưng lại rất rõ ràng về quan điểm của mẹ khiến cơn bướng bỉnh của cậu bé bị lung lay. |
Thầy giáo mầm non: 'Không thể lấy áp lực chồng con, công việc là lý do để bạo hành trẻ!'
"Khi nóng giận vì trẻ này không nghe lời, mình thường chuyển qua hướng dẫn trẻ khác. Mình cũng có phạt trẻ nhưng chỉ mang ... |