Tết nguyên đán 2017: Độc đáo nuôi cá ‘ngàn đô’ ở Sài Gòn

Những con cá chép Nishikigoi hay còn gọi là cá Koi (cá chép Nhật) trị giá hàng ngàn đôla luôn được mệnh danh là cá “nhà giàu” và được các tay chơi săn lùng. Số người nuôi thành công loại cá này ở Việt Nam chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
tet nguyen dan 2017 doc dao nuoi ca ngan do o sai gon
Cá Koi "ngàn đô" được bắt lên từ ao bùn tại TP HCM. Ảnh Đại Việt

Khai phá vùng ‘đất chết’

Cá Koi được xem là quốc ngư ở Nhật Bản. Chúng là loài cá thân thiện bậc nhất, đàn cá có thể ùa lại khi thấy chủ hay bơi lại gần để được vuốt ve như những vật nuôi thân thiết trong gia đình. Cá Koi đang là biểu tượng cho loài cá cảnh “nhà giàu” tại Việt Nam bởi giá trị mỗi chú cá có thể lên đến vài chục ngàn USD.

Loài cá này còn được xem là biểu tượng của sự hòa hợp, sự vượt trội mạnh mẽ. Tích “cá chép vượt vũ môn” là một ví dụ điển hình của quan niệm đó. Cá chép Nhật còn là biểu tượng cho tính kiên nhẫn - một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Khi nuôi được những chú cá Koi to, đẹp, sống lâu có thể xem như gia đình gia chủ đang có phong thủy tốt, hứa hẹn sự thuận lợi trong công việc. Vậy nên, việc những con cá Koi chất lượng cao đầu tiên có mặt tại TP HCM và tồn tại, phát triển được đến nay cũng lắm gian truân.

tet nguyen dan 2017 doc dao nuoi ca ngan do o sai gon
Ông Lê Hữu Dũng kiểm tra chất lượng cá Koi sản xuất từ trang trại của mình. Ảnh Đại Việt

Đầu năm 2007, ông Lê Hữu Dũng (biệt danh Dũng “cá”), Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hải Thanh Koi Farm đã dẫn theo 30 người lên vùng “đất thép” Củ Chi, TP HCM để khai phá.

Vùng đất xã Trung An (huyện Củ Chi) nằm bên sông Sài Gòn thời ấy được gọi là “vùng đất chết” vì bị ngập úng, phèn chua bao phủ, không điện, không nước, không đường sá. Cỏ dại dày đặc cao lút đầu người, chuối rừng mọc um tùm. Tầng trên thì ong, muỗi, tầng giữa có kiến, tầng dưới thì rắn, rết, đỉa...

Bùi Kim Quyết (33 tuổi, quê Thanh Hóa), một trong những công nhân đầu tiên lên khai phá vùng đất này cho biết, thời gian đầu mọi người sợ nhất là rắn lục, chúng nhiều vô kể. Buổi tối lấy đèn pin rọi lên cây thấy chúng vắt vẻo trên cành. Nhiều anh em đi làm bị ong, kiến, vắt cắn khắp người. Bom đạn còn sót lại thời chiến tranh đếm cũng không hết.

Đến xe ôm quanh vùng chẳng ai dám chở khách vào sâu vì sợ đi trong vùng hoang vắng dễ bị cướp, nhân viên, công nhân phải lội bộ vài kilômet từ đường cái vào trại cá.

tet nguyen dan 2017 doc dao nuoi ca ngan do o sai gon
Vùng đất cằn cỗi, ngập mặn đã được khai hoang để sản xuất cá cảnh. Ảnh Đại Việt

Ông Dũng nhớ lại: “Những ngày đầu tiên lên khai hoang, tôi và công nhân phải dựng một cái lán dã chiến nhỏ bằng cây tràm và lợp bằng lá cọ. Mỗi sáng thức dậy là bên dưới chỗ nằm có đầy máu tươi vì những con vắt rừng hút máu bị chúng tôi đè lên lúc ngủ. Nhiều công nhân nản lòng đều đã bỏ việc sau 6 tháng đầu tiên. Không từ bỏ, tôi lại tiếp tục tuyển công nhân từ ngoài miền Trung vào để tiếp tục công việc.

Trang trại ‘triệu đô’ hình thành

tet nguyen dan 2017 doc dao nuoi ca ngan do o sai gon
Khu ươm, nuôi cá con hiện đại. Tại Việt Nam, số đơn vị nuôi thành công cá Koi chất lượng cao chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ảnh Đại Việt

Sau gần hai năm cải tạo vùng đất, một trại cá quy mô rộng hàng chục hecta đã được hình thành. Tháng 3/2009, ông Dũng sang Nhật Bản tham gia phiên đấu giá cá Koi mang tên Motorato Koi Farm tại tỉnh Okayama. Đây là nơi đấu giá những con cá Koi giống chất lượng hàng đầu tại đất nước mặt trời mọc. Lần đầu tiên Việt Nam tham dự một sân chơi cá koi chuyên nghiệp lớn như vậy, dưới mắt bạn bè quốc tế ông Dũng chẳng khác nào người “mới nhập môn”, bởi đối với họ cá Koi ở Việt Nam chưa hề có tên tuổi gì.

Thế nhưng, bất ngờ phút 89, Việt Nam vượt qua các “anh lớn” trong làng cá Koi trên thế giới như nước chủ nhà Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia... để giành được chú cá Koi đẹp nhất tại phiên đấu giá. Đó là chú cá Koi dòng showa dài 48cm, mẹ của nó đã đoạt nhiều giải thưởng danh giá với chiều dài 116cm. Nhiều bạn bè quốc tế đã bắt tay chúc mừng kẻ “mới nhập môn”.

tet nguyen dan 2017 doc dao nuoi ca ngan do o sai gon
Một chú cá Koi dòng Tancho do Việt Nam sản xuất có chất lượng tốt không thua kém gì Nhật Bản. Ảnh Đại Việt

Được biết, con cá vô địch được ông Dũng mua về với giá 12.000 USD. Ngoài ra ông còn mua thêm tám con cá koi giống chuẩn khác để đưa về nước. Tất cả đều sinh sản và phát triển tốt. Đàn cá sinh sôi mạnh mẽ nhờ việc áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật. Nhiều con cá koi giá trị cả chục ngàn USD nuôi tại trại cá Hải Thanh đã được bán ra thị trường.

Ngoài ra, khi người chơi cá có nhu cầu, đơn vị này còn nhập về những con cá có giá hơn 20.000 USD.

Tại Việt Nam, những dòng cơ bản của cá Koi có thể kể dòng kohaku, tancho, showa, sanke... Một con cá Koi đẹp được đánh giá dựa trên hơn 20 tiêu chí như dáng, đầu, vây, vảy, đuôi, nguồn gốc... "Dáng cá Koi phải như chiếc tàu ngầm, không quá mập, không gầy quá, đầu suôn đều, họa tiết phân bố đều, màu sắc rành mạch. Một con cá Koi mẹ nặng 6kg có thể đẻ khoảng 1 triệu con nếu được sinh sản nhân tạo. Tuy nhiên, tỉ lệ cá Koi có thể đem bán ra thị trường chỉ đạt 0,2-0,5%", ông Dũng nhận định.

tet nguyen dan 2017 doc dao nuoi ca ngan do o sai gon
Những chú cá Koi rất gần gũi với con người, giá trị mỗi chú cá lên đến hàng ngàn đôla. Ảnh Đại Việt

Hiện nay, một hồ cá Koi nuôi cảnh tại hộ gia đình được đầu tư bài bản với những chú cá chuẩn có giá từ 50.000-300.000 USD. Đó là một số tiền khổng lồ. Thế nhưng, nhiều người chơi cá chuyên nghiệp cho rằng con cá đẹp thì vô giá, 50.000 USD tuy lớn nhưng chỉ mua được trên dưới chục con cá.

Theo ông Lê Hữu Dũng, ước mơ lớn nhất của ông chính là mang thương hiệu cá Koi Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Bởi hiện nay, cá Koi Việt Nam đang có chất lượng rất tốt, nếu được cho ăn uống bài bản và có môi trường sống phù hợp thì không thua kém gì cá Nhật Bản, nơi sản sinh ra nghề nuôi cá Koi nổi tiếng thế giới.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp, lãnh đạo TP HCM và nhiều Sở, ban, nghành đang rất ủng hộ việc phát triển nghề nuôi cá cảnh, đặc biệt là nuôi cá Koi do giá trị “khủng” mà loài cá này mang lại. Doanh nghiệp mong muốn trong thời gian tới sẽ xuất khẩu được cá Koi sang các thị trường khó tình hàng đầu như Châu Âu và Mỹ.

Biệt danh Dũng “cá” được bạn bè ông Lê Hữu Dũng đặt cho ông từ năm 1995. Mọi người gọi là Dũng “cá” bởi vì ông Dũng là một trong những người tiên phong tại Việt Nam trong việc nghiên cứu nuôi cá biển nhân tạo và thành công. Cá biển nhân tạo của Việt Nam thời ấy được được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Singapore, Thái Lan. Ông Dũng cũng chính là người xây dựng nhiều thủy cung lớn trong nước như: thủy cung Đầm Sen, thủy cung Trí Nguyên (Nha Trang)…
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.