Thái Bình sắp có tuyến đường bộ BOT hơn 3.000 tỉ đồng nối từ thành phố đi cầu Nghìn

Dự án được đầu tư theo hình thức BOT, có tổng chi phí thực hiện là hơn 3.082 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), tổng chiều dài 23,89 km, thời gian thực hiện từ 2020 - 2023.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình vừa công bố danh mục dự án có sử dụng đất đối với dự án Tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn.

Theo đó, dự án được đầu tư theo hình thức BOT, có tổng chi phí thực hiện là hơn 3.082 tỉ đồng (chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng), nằm trên quĩ đất thuộc các địa phận Thành phố Thái Bình, huyện Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình) và huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng).

Thái Bình sắp có tuyến đường bộ BOT hơn 3.000 tỉ đồng nối từ thành phố đi cầu Nghìn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Diễn đàn Doanh nghiệp.

Theo tìm hiểu, dự án Tuyến đường bộ từ thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn được HĐND tỉnh Thái Bình phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 13/12/2019; tổng chiều dài tuyến đường khoảng 23,89 km.

Dự án có điểm đầu tại nút giao quốc lộ 10 cách cầu Nghìn hiện tại 1,8km thuộc Vĩnh Bảo, Hải Phòng; điểm cuối tại nút giao với đường Võ Nguyên Giáp cách nút giao quốc lộ 10 với tuyến tránh S1 khoảng 350m về phía Đông.

Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng tuyến đường từ Thành phố Thái Bình đi cầu Nghìn nhằm giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Nghìn đến nút giao tuyến tránh S1. 

Đồng thời, tăng cường thông thương giữa các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và các địa phương khác có tuyến Quốc lộ 10 đi qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nguồn vốn thực hiện dự án từ các nguồn: Vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 1.263,8 tỉ đồng; nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư BOT là 1.818,6 tỉ đồng (trong đó, vốn chủ sở hữu 331,86 tỉ đồng, vốn nhà đầu tư huy động 1.486,78 tỉ đồng). 

Thời gian thực hiện đầu tư xây dựng dự án từ năm 2020 - 2023.

Về phương án tài chính, theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhà đầu tư xây dựng trạm thu phí để thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn đối với phần vốn của nhà đầu tư đã đầu tư vào dự án. Thời gian thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án dự kiến trong 23 năm (từ năm 2030 đến năm 2046).

Vốn góp của nhà nước được sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính cho dự án; vốn hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.