Bộ GTVT trả lời kiến nghị giảm phí BOT vì dịch Covid-19: BOT cũng khó khăn, đề nghị doanh nghiệp vận tải chia sẻ

Các hiệp hội vận tải xin giảm phí vì dịch Covid-19 tuy nhiên Bộ GTVT đề nghị chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp BOT.
Xin giảm phí vì dịch Covid-19: Bộ GTVT đề nghị chia sẻ với doanh nghiệp BOT - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Hạ Vũ).

Theo thông tin chúng tôi nhận được, mới đây, Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội và Hiệp hội Taxi TP HCM đã có kiến nghị Bộ GTVT giảm phí BOT do khó khăn từ dịch Covid-19.

Cụ thể, các đơn vị này kiến nghị giảm phí BOT từ 3-5% cho xe tải 5 tấn trở lên và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Trả lời các hiệp hội, Bộ GTVT cho biết đơn vị này đang phối hợp các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt...

Đơn vị này cũng đang phối hợp rà soát, có các giải pháp cụ thể hỗ trợ, giảm chi phí cho doanh nghiệp thuộc ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bộ GTVT cho biết chi phí của các phương tiện vận tải khi đi qua trạm BOT là mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ được tính toán trong phương án tài chính của hợp đồng dự án, đủ để các nhà đầu tư hoàn trả phần vốn đã huy động đầu tư các dự án BOT đường bộ.

Đáng chú ý, Bộ này cho biết thời gian qua các doanh nghiệp BOT đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải giảm phí cho một số loại phương tiện và chưa được tăng phí như dự kiến trong hợp đồng dự án theo chỉ đạo của Chính phủ tại nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016.

Mặt khác, các ngân hàng cũng đang yêu cầu doanh nghiệp BOT huy động vốn bổ sung cho phần doanh thu thiếu hụt để tránh nguy cơ phải tái cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ.

Ngoài ra, theo Bộ này, dịch Covid-19 khiến lượng xe tiếp tục giảm, các doanh nghiệp BOT càng khó khăn hơn.

Với đề nghị giảm phí, Bộ GTVT đề nghị các doanh nghiệp vận tải chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp BOT.

"Với đề xuất các hiệp hội, để giảm chi phí vận tải, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giảm các loại phí do Nhà nước quản lí", Bộ GTVT thông tin.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.