Thái Nguyên đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm

Năm 2022, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên được giao làm chủ đầu tư, thực hiện 13 dự án đầu tư xây dựng đường giao thông với tổng chiều dài hơn 140 km.

Năm 2022, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên được giao làm chủ đầu tư, thực hiện 13 dự án đầu tư xây dựng đường giao thông với tổng chiều dài hơn 140 km. Hiện 4 dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, 2 dự án đang đẩy mạnh thi công, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022, 3 dự án khởi công mới và 4 dự án chuẩn bị khởi công trong năm 2023 đang được triển khai theo kế hoạch đề ra; tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn được giao trong năm đến thời điểm này đạt hơn 1.350 tỷ đồng, bằng khoảng 82% kế hoạch vốn.

Theo ông Ngô Mạnh Cường, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên, một số dự án giao thông trọng điểm đang được triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Điển hình như tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc có quy mô dài hơn 42 km với tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng hiện đã giải phóng mặt bằng được 148/215 ha với tổng kinh phí chi trả đền bù giải phóng mặt bằng được phê duyệt hơn 800 tỷ đồng; địa phương đã bố trí được 13 khu tái định cư tại Thành phố Phổ Yên và huyện Đại Từ phục vụ giải phóng mặt bằng cho dự án.

Ngay sau khi khởi công xây dựng (tháng 5/2022), các nhà thầu đang tập trung triển khai 16 mũi thi công, tiến hành đào, đắp nền đường, thi công một số vị trí cầu, cống chui và các cấu kiện bê tông cốt thép... phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án sau 30 tháng kể từ ngày khởi công. Tổng nguồn vốn giải ngân của dự án năm 2022 đến nay đạt khoảng 1.250 tỷ đồng, bằng khoảng 94% kế hoạch vốn của năm.

Đối với Dự án đường vành đai V, đoạn qua tỉnh Thái Nguyên với quy mô giai đoạn I 6,61 km theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng và tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 700 tỷ đồng hiện đã thống kê, kiểm đếm bồi thưởng, giải phóng mặt bằng được hơn 400 hộ trong tổng số khoảng 600 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện lập quy hoạch để triển khai, xây dựng khu tái định cư theo quy định.

Tỉnh đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, đồng thời tiến hành lựa chọn nhà thầu xây lắp để có thể khởi công ngay cuối tháng 12/2022. Cùng với 2 dự án này, Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ km31 (Quốc lộ 3) đến di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa với tổng chiều dài 33,6 km và tổng vốn đầu tư 465 tỷ đồng hiện đang triển khai mặt bằng và thi công 3/5 gói thầu xây lắp với tổng chiều dài 12,4km. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công đang phấn đấu hoàn thành 3 gói thầu này ngay trong năm 2022 và triển khai 2 gói thầu còn lại khi bố trí được nguồn vốn.

Tuy nhiên, khó khăn lớn mà các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang gặp phải đó là tình trạng sụt giảm về nguồn cung ứng các loại vật liệu chính phục vụ thi công như: đất đắp, đá xây dựng, cấp phối đá dăm... và sự biến động theo chiều hướng tăng cao của các loại nguyên, nhiên vật liệu (xăng dầu, nhựa đường, cước vận tải...) ảnh hưởng nhiều đến thi công trên công trường. Việc bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư ở một số địa phương còn chậm. ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện chung của dự án. 

chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.