Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể lập theo hai hình thức, gồm di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.
Sau khi di chúc được lập, người lập di chúc hoàn toàn có quyền hủy bỏ di chúc khi muốn:
- Chỉ định lại hoặc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
- Phân lại phần di sản cho từng người
- Thay đổi danh sách tài sản thừa kế
Đồng thời, trường hợp người lập được xác nhận là không được minh mẫn, sáng suốt, bị đe dọa hoặc cưỡng ép trong quá trình lập di chúc thì có thể hủy bỏ di chúc đã lập bất kỳ lúc nào.
Những thông tin quan trọng cần có trên một bản mẫu hủy bỏ di chúc gồm:
- Thông tin người lập di chúc (tên, ngày sinh, CMND, địa chỉ…)
- Lời cam kết của người lập di chúc
- Tóm tắt thông tin của bản di chúc đã lập (ngày tháng, số chứng nhận, tài sản trong di chúc)
- Tuyên bố hủy di chúc tại phòng công chứng (tên, địa chỉ)
- Thông tin người làm chứng (tên, ngày sinh, CMND, địa chỉ…)
- Lời cam kết của bên hủy di chúc về người làm chứng đúng theo quy định của pháp luật
- Chữ ký của người hủy bỏ di chúc và nhân chứng
Xem và tải bản mẫu hủy bỏ di chúc đầy đủ nhất tại đây:
Trước khi thực hiện hủy bỏ di chúc, người lập cần chú ý những vấn đề sau:
- Nếu di chúc đã được công chứng thì người mong muốn hủy bỏ di chúc cần đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người có thẩm quyền hủy bỏ di chúc.
- Trong trường hợp di chúc đang được lưu giữ tại văn phòng công chứng thì người hủy bỏ di chúc cần thông báo cho văn phòng đó biết về việc hủy bỏ di chúc.
Hiện, có hai phương thức hủy bỏ di chúc mà người lập có thể xem xét:
- Minh thị di chúc: Người lập di chúc thể hiện ý chí công khai bằng một văn bản, nói rõ về việc không thừa nhận giá trị của di chúc do mình lập trước đó.
Ví dụ: Người lập di chúc hủy bỏ di chúc bằng hành vi cụ thể như xé bỏ, đốt bỏ,... làm cho di chúc không còn tồn tại trên thực tế.
- Mặc nhiên di chúc: Người lập di chúc đã định đoạt tài sản đó bằng di chúc nhưng sau đó lại định đoạt đối với tài sản bằng một hành vi pháp lý khác.
Ví dụ: Hành vi tặng cho, mua bán, cầm cố thế chấp, dùng tài sản bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà sau đó bị tịch thu.