Tham vọng biến bóng đá thành ngành công nghiệp tỷ USD của Trung Quốc

Người Trung Quốc đang rất bài bản và bước đầu đã thành công trong tham vọng biến bóng đá thành một ngành công nghiệp tỷ USD vào năm 2025 với kế hoạch phát triển nóng trong khoảng 10 năm.

Trung Quốc muốn kiếm tiền từ bóng đá. Chắc chắn là như vậy. Tuy nhiên, chỉ nghe qua về những số tiền mà họ đã đầu tư: 45 triệu USD cho Jackson Martinez hay 30 triệu bảng cho Ramires, 50 triệu bảng cho Oscar hay những đồng lương lên tới 754.000 USD/ tuần cho một người đã hết thời như Carlos Tevez, tham vọng làm ăn có lãi từ bóng đá có vẻ viển vông.

Thế nhưng, mọi thứ không đơn giản như vậy. Trung Quốc đang làm tất cả để phát triển bóng đá và coi đây là một trong những phương án phát triển kinh tế bền vững.

tham vong bien bong da thanh nganh cong nghiep ty usd cua trung quoc
Ông Tập Cận Bình rất muốn phát triển bóng đá Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình là một người rất ham mê môn thể thao vua. Điều này thì ai trong số 1,4 tỷ người dân Trung Quốc cũng đều biết và hàng tỷ người nước ngoài từng nghe qua.

Nghe qua thôi thì không đủ. Bởi lẽ, ông Tập không những mê bóng đá mà còn có tham vọng kiếm được khoảng 850 tỷ USD trong vòng 10 năm từ bóng đá.

Chính vì thế, Trung Quốc đã chuyển dịch một dòng tiền lớn của quốc gia này cho bóng đá. Nhìn lại thì con đường phát triển quyền lực của bóng đá Trung Quốc rất bài bản.

Đầu tiên, các công ty và tập đoàn lớn, cũng như ông chủ của họ được kêu gọi làm bóng. Và dĩ nhiên, những Jack Ma, Shu Yihui đều không từ chối.

tham vong bien bong da thanh nganh cong nghiep ty usd cua trung quoc
Những ông chủ lắm tiền nhiều của từ Trung Quốc như Jack Ma sẵn sàng làm bóng đá.

Và rồi thì hàng loạt đội bóng lớn ở châu Âu đã ghé thăm Trung Quốc qua con đường kiếm tiền dễ dàng nhất: Du đấu. Mùa hè năm 2016, người ta chứng kiến MU – CLB nhiều khán giả nhất thế giới đến với Trung Quốc.

Những cái vẫy tay nhẹ nhàng của Wayne Rooney, Jose Mourinho, Jesse Lingard, Daley Blind hay Rashford cũng khiến cho 4,4 triệu USD bay khỏi Trung Hoa. Đó là chưa kể hàng triệu USD khác dành cho những đội bóng nổi tiếng như Man City, Dortmund …

Tuy nhiên, người hâm mộ Trung Quốc đã có cơ hội ngắm nhìn các thần tượng và đó cũng là cách để người ta kéo khán giả đến sân nhiều hơn. Phải nói thêm là ở Trung Quốc, bóng đá không được coi trọng bằng nhiều môn thể thao khác.

Tiếp theo, những nhà đầu tư từ quốc gia châu Á âm thầm lũng đoạn bóng đá châu Âu bằng phong cách thường thấy: thực hiện những thương vụ mua bán siêu nhanh.

Âm thầm đến bất ngờ, chủ tịch Zhang Jindong của tập đoàn Suning mua lại CLB đang thụt lùi của Italia nhưng vẫn còn danh tiếng ở châu Âu là Inter Milan với giá 270 triệu USD. Không quá cao nhưng khá hời khi ngay sau đó, đến lượt CLB cùng thành phố AC Milan rơi vào tay một nhóm các nhà đầu tư Trung Quốc giá lên tới 662 triệu USD.

tham vong bien bong da thanh nganh cong nghiep ty usd cua trung quoc
Bóng đá Trung Quốc sẽ trở thành thế lực mạnh nhất châu Á

Khỏi phải nói về danh tiếng của AC Milan, họ từng là đội bóng lũng đoạn thế giới vào những năm 1990 nhưng sau này, do không được đầu tư đúng mức, Milan đã thụt lùi.

Bên cạnh đó cũng phải nhắc tới những món đầu tư cổ phần của Trung Quốc tại các CLB nổi tiếng như:

CMC/Citic Capital sở hữu 13% cổ phần tại City Football Group (công ty mẹ của Man City); Rastar Group có 56% cổ phần ở Espanyol, Tây Ban Nha; Dalian Wanda Group - 20% cổ phần ở Atletico Madrid, CEFC China Energy thâu tóm 60% cổ phần ở Slavia Prague, Ledus sở hữu Sochaux, Pháp và United Vansen International Sports Company - cổ đông lớn ở ADO Den Haag, Hà Lan.

Cuối cùng và gần đây nhất, bắt đầu từ kỳ chuyển nhượng mùa hè năm 2016, cột mốc ngày 1/7, Trung Quốc đã chính thức khiến làng bóng đá thế giới chao đảo với những đề nghị bom tấn dành cho các cầu thủ.

Những cái giá không tưởng 50 triệu USD, 30 triệu USD hay 25 triệu USD không nói lên rằng, bóng đá Trung Quốc đang phát triển nhưng nó cũng lập tức mang lại hiệu quả tức thì.

Đài CSL đã chính thức mua lại bản quyền phát sóng giải đấu Chinese Super League, tạo điều kiện cho bóng đá nước này phát triển. Thương vụ này đem lại cho giải đấu tới 200 triệu USD – tăng mạnh so với mức thu khiêm tốn 9 triệu USD của năm 2015.

Như vậy, dù đầu tư lớn nhưng Trung Quốc đang thu lại những hiệu quả nhanh chóng. 10 năm phát triển nóng đã đi qua được 1/10 chặng đường và những tín hiệu tích cực đang đến với họ. Xem ra, ngày mà bóng đá trở thành ngành công nghiệp tỷ USD mà quốc gia này hướng tới không còn quá xa như dự định vào năm 2025 nữa rồi.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.