Thanh Trì còn thiếu ba tiêu chí để phát triển lên quận vào năm 2023

Huyện Thanh Trì còn 3 tiêu chí chưa đạt để phát triển lên quận, đó là tỷ lệ cây xanh đô thị, hạ tầng giao thông và tự cân đối ngân sách. Phấn đấu đến năm 2023 hoặc chậm nhất là năm 2024, huyện Thanh Trì phát triển lên quận.
Thanh Trì còn thiếu ba tiêu chí để lên quận vào năm 2023 - Ảnh 1.

Chậm nhất là năm 2024, Thanh Trì sẽ lên quận. (Ảnh minh họa: Tiền Phong).

Theo Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, HĐND huyện Thanh Trì khóa XIX, nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa khai mạc Kỳ họp thứ 18 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021.

Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, tính đến nay, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng 8,2%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 1.746 tỷ đồng, vượt 20,9% dự toán TP giao.

Tổng chi ngân sách huyện ước thực hiện năm 2020 hơn 2.161 tỷ đồng, đạt 92,3% dự toán. Dự kiến cuối năm 2020, huyện sẽ khởi công thực hiện 10 dự án kè ao hồ và 6 dự án trồng cây xanh công cộng.

Năm 2021, UBND huyện Thanh Trì đề ra 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 9,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng; thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 1.727 tỷ đồng; chi ngân sách nhà nước đạt hơn 1.735 tỷ đồng;...

Phát biểu tại kỳ họp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, năm 2021 là năm TP Hà Nội triển khai hai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù cho Thủ đô. Do vậy, huyện Thanh Trì cần bám sát để triển khai thực hiện hiệu quả.

Bên cạnh đó, huyện cần bám sát 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội và các giải pháp của TP. Đặc biệt, Thanh Trì cần tập trung thực hiện 3 tiêu chí chưa đạt để phát triển huyện lên quận, đó là tiêu chí cây xanh đô thị, hạ tầng giao thông và cân đối ngân sách. 

“Phấn đấu đến năm 2023 hoặc chậm nhất là năm 2024 huyện Thanh Trì sẽ phát triển lên quận”, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nêu rõ.

Theo tìm hiểu, tháng 10/2019, UBND TP Hà Nội đã có quyết định phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025. Theo đó, huyện Hoài Đức thành quận vào năm 2020, 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng sẽ thành quận vào năm 2025.

Tuy nhiên, đến tháng 8/2020, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hoài Đức Đỗ Đức Trung cho biết, huyện này sẽ lùi thời gian lên quận trong năm nay vì còn thiếu một số tiêu chí. Thay vào đó, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu còn thiếu để sớm lên quận vào năm 2022.

Đối với Đông Anh, huyện này hiện có 8 tiêu chí chưa đạt để lên quận. Trong đó, đa phần là do vướng về cơ chế, đơn cử như chỉ tiêu cân đối ngân sách, xử lí nước thải,...

Thực tế, trong khoảng hai năm trở lại đây, thông tin nâng cấp 4 huyện vùng ven lên quận đã khiến thị trường BĐS ven đô nổi sóng. Từ năm 2018 đến nay, đặc biệt là thời điểm đầu năm 2019, cơn sốt đất tại các huyện như Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức và Thanh Trì đã đẩy giá đất đã tăng từ 30 - 50%.

Theo khảo sát, thời gian gần đây, đất nền và đất thổ cư tại Hoài Đức và Đông Anh đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.