Thất bại 12 triệu USD của Steve Jobs đã cứu Apple như thế nào

Thất bại lớn nhất khi Steve Jobs rời khỏi Apple lại là nền tảng để đưa công ty này ra khỏi khủng hoảng vào những năm 1990.

Là nhà đồng sáng lập và lãnh đạo Apple trong hàng chục năm, Steve Jobs đã đóng góp rất nhiều cho sự thành công của công ty công nghệ nghìn tỉ USD này. Tuy nhiên, ông cũng từng có giai đoạn bị loại khỏi chính công ty mình từng sáng lập trong 12 năm.

Năm 1983, Apple gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Steve Jobs đã mời John Sculley, lúc đó đang là CEO của Pepsi, về lãnh đạo Apple. Cũng vào thời điểm này, Jobs có ý tưởng về một mẫu máy tính mới, nhưng không phải dưới cái tên của Apple. Những căng thẳng dẫn đến kết cục là Jobs phải rời chính công ty mình sáng lập năm 1985.

Máy tính NeXT, thất bại 12 triệu USD của Steve Jobs

Sau khi rời Apple, Jobs lập nên Công ty NeXT để phát triển sản phẩm mà ông ấp ủ. Ông đã đầu tư 12 triệu USD từ chính tài sản của mình, để làm nên chiếc máy tính đầu tiên của NeXT, ra đời năm 1988. Chiếc máy tính có phần cứng mạnh mẽ, thiết kế rất hiện đại, nhưng lại quá đắt.

Thất bại 12 triệu USD của Steve Jobs đã cứu Apple như thế nào - Ảnh 1.

Mẫu máy tính NeXT được Steve Jobs đầu tư 12 triệu USD để phát triển nhưng không thành công về mặt doanh số. (Ảnh: Reme Bolo).

Thời điểm đó, máy tính có giá từ 700 USD, và chỉ đến vài nghìn USD đã có sản phẩm cao cấp, nhưng giá của NeXT từ 6.500 USD. Sản phẩm này nhắm tới thị trường giáo dục, đối tượng không có ngân sách quá dư dả để trang bị sản phẩm có giá cao như vậy.

Chỉ 5 năm sau, NeXT dừng sản xuấy máy tính. Quyết định chuyển hướng sang phần mềm thực sự đúng đắn. Máy tính NeXT sử dụng hệ điều hành được gọi là NeXTSTEP, dựa trên UNIX. NeXTSTEP vượt trội so với hệ điều hành Mac OS trên các máy Mac bấy giờ, nhờ hỗ trợ lập trình hướng đối tượng và tối ưu bộ nhớ tốt hơn.

Kể cả việc phát triển ứng dụng cho NeXTSTEP cũng dễ dàng hơn, nhờ các công cụ như Interface Builder. Mặc dù máy tính NeXT không thành công, hệ điều hành của nó lại rất được yêu thích.

Thất bại 12 triệu USD của Steve Jobs đã cứu Apple như thế nào - Ảnh 2.

Hệ điều hành NeXTSTEP đã đặt nền tảng cho các phiên bản Mac OS về sau. (Ảnh: The Color Convergence).

Chính cỗ máy NeXT đã được sử dụng để tạo nên những tựa game kinh điển như Quake hay Doom. 

"Cha đẻ" của Internet, ông Tim Berners-Lee của CERN cũng tạo nên trình duyệt web đầu tiên trên thế giới trên một chiếc máy NeXT. Dù vậy, Steve Jobs cũng không thể duy trì NeXT chỉ với phần mềm xuất sắc.

Vào thời điểm này, 8 năm sau khi Steve Jobs rời công ty, Apple đối mặt hàng loạt khó khăn. Lợi nhuận của công ty vào năm 1993 đã giảm 84%, khiến CEO John Sculley phải từ chức. Hệ điều hành Mac OS không thể cạnh tranh được với Windows NT và Windows 95.

Apple rất cần một hệ điều hành hiện đại để cài đặt lên những máy tính của mình. Người kế nhiệm của Sculley là Gil Amelio đã nhắm tới NeXT. Sau một thời gian đàm phán, Apple mua lại NeXT vào năm 1997, với giá 429 triệu USD.

Nền tảng cho thành công của Apple

Cùng với việc mua lại NeXT, Apple cũng sở hữu luôn NeXTSTEP. Đến giữa năm 1997, Amelio từ chức, và Steve Jobs một lần nữa trở thành CEO của Apple. Ông đã quyết định thay thế hệ điều hành Mac OS 8 bằng phần mềm NeXTSTEP.

"Sự tích hợp công nghệ của NeXTSTEP vào các phiên bản Mac OS tương lai sẽ đem lại hệ điều hành thế hệ mới mạnh mẽ", Apple viết trong thông cáo về Mac OS mới.

Sau đó, Apple bắt đầu phát triển phiên bản Mac OS X dựa trên hệ điều hành NeXTSTEP. OS X tích hợp rất nhiều tính năng từ phần mềm của NeXT, như thanh ứng dụng, ứng dụng email hay các chi tiết như vòng tròn xoay thể hiện đang tải.

Thất bại 12 triệu USD của Steve Jobs đã cứu Apple như thế nào - Ảnh 3.

Năm 2001, Apple công bố phiên bản Mac OS X dựa trên hệ điều hành NeXTSTEP. (Ảnh: Flickr).

OS X cũng sử dụng ngôn ngữ Objective-C và công cụ tạo giao diện trên NeXT trước đây. Năm 2001, OS X chính thức ra mắt với thiết kế hoàn toàn khác biệt so với thế hệ trước.

Thời gian đầu, OS X vẫn bị chê. Phải đến bản 10.2, được giới thiệu hơn 1 năm sau, OS X mới thực sự nhanh và ổn định, khiến người dùng dần tin tưởng và yêu thích hệ điều hành này hơn.

Đến nay, 18 năm kể từ phiên bản đầu tiên, nhiều chi tiết trong giao diện và thiết kế của OS X vẫn còn được giữ lại trên macOS. Có thể tưởng tượng giao diện như vậy đột phá như thế nào vào năm 2001. OS X đã trở thành cột mốc quan trọng trong quá trình hồi sinh của Apple.

Năm 2007, khi giới thiệu iPhone, Steve Jobs còn nói rằng chiếc điện thoại này "chạy trên OS X" và có "ứng dụng đẳng cấp máy tính". Những hệ điều hành hiện đại của Apple như iOS, watchOS và tvOS đều có dấu ấn của hệ điều hành trên những chiếc máy tính NeXT.

Năm 2001, khi đánh giá OS X, tạp chí Macworld nhận xét đây "đích thực là hệ điều hành của tương lai". Dù máy tính NeXT không thể thành công như những sản phẩm sau này có dấu ấn của Steve Jobs, nó lại đóng vai trò quan trọng trong sự hồi sinh của Táo khuyết

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.