Thầy giáo bỏ tiền túi xây nhà, tìm trẻ mồ côi về nuôi

Đinh Minh Nhật một mình tự mở lớp học tình thương rồi tự đi tìm những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ về tự chăm sóc, nuôi dạy ở giữa khu vực núi rừng Gia Lai...

Vốn là một thầy tu theo đạo công giáo nên thầy Đinh Minh Nhật (SN 1962, trú tại thôn 1, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) chưa từng một lần làm chồng, làm cha theo đúng nghĩa. Thế nhưng, người ta luôn gọi ông với một cái tên trìu mến là “Người đàn ông đông con nhất Gia Lai”…

Chốn bình yên của trẻ mồ côi

Thầy Nhật quê gốc ở tỉnh Nam Định nhưng ông được sinh ra và lớn lên tại tỉnh Gia Lai nên ông luôn coi mình là một người con của đại ngàn Tây Nguyên. Sau khi đi học rồi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về ông quyết định gắn bó đời mình với nghiệp tu hành.

Thầy Nhật chia sẻ: “Mình nghĩ rằng chỉ có theo con đường tu hành thì mới có thể giúp đỡ cho nhiều người có cuộc sống bất hạnh trong xã hội. Chứ cứ sống cuộc sống bình thường thì mỗi người chỉ có thể chăm lo cho những người trong gia đình nhỏ của mình mà thôi…”.

thay giao bo tien tui xay nha roi tim tre mo coi ve nuoi
Bữa cơm của thầy Nhật và các con trong gia đình mình

Cách đây khoảng 8 năm khi thầy quyết định chuyển từ TP. Plieku về giúp việc cho giáo họ Ya Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thầy Nhật đã phải chứng kiến biết bao đứa trẻ sống lang thang, thậm chí là không giữ nổi mạng sống vì cuộc sống khó khăn, hủ tục…của người đồng bào Jarai trên địa bàn.

Trong một lần đi làm từ thiện giúp người có hoàn cảnh khó khăn thầy phải chứng kiến 1 đứa bé còn đỏ hỏn đang bị người ta chuẩn bị làm lễ chôn theo mẹ. Vì mẹ nó trong lúc khó sinh đã qua đời mà theo hủ tục của người Jarai thì khi người mẹ chết đứa con mới sinh sẽ bị kẹp vào giữa 2 đùi của mẹ rồi chôn sống theo người mẹ xấu số.

Cảm thương trước số phận của đứa nhỏ vừa mới chào đời lại sắp phải trở về với cát bụi chỉ vì những hủ tục ghê rợn nên thầy Nhật đã xin cháu bé đem về nhà nuôi dưỡng. Câu chuyện tưởng chừng như mới đó mà hôm nay đứa bé may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần trong gang tấc đó đã 6 tuổi và chuẩn bị vào học lớp 1.

Rồi có những trường hợp gia đình có 5 anh chị em (đứa lớn 9 tuổi, nhỏ 4 tháng tuổi) bỗng dưng trở thành trẻ mồ côi vì cha mẹ đều chết vì bệnh ung thư. Nhìn chúng nheo nhóc, không nơi nương tựa thầy lại không cầm nổi lòng mình nên đã nhận chúng về nuôi.

thay giao bo tien tui xay nha roi tim tre mo coi ve nuoi
Lớp học của những trẻ em mô côi luôn ngăn nắp, sạch sẽ

Như trường hợp của bé trai mới sinh ra đã không có hậu môn. Do hủ tục nên người Jarai cho rằng đó là điềm xấu, là dấu hiệu từ sự trừng phạt của Yàng (tức trời) nên nhất quyết đem vứt nó ra đường cho xe kẹp chết mới mong giải được điềm rủi.

Trong trường hợp này thầy đã ra sức ngăn cản nên gặp phải sự phản đối kịch liệt của gia đình, người dân nơi đứa bé được sinh ra. Tuy vậy, nhờ tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu cuối cùng thầy cũng vẫn động được gia đình để nhận đứa bé về nuôi. Rồi thầy lại tìm đủ mọi cách để xoay sở tiền của để đưa cháu đi chữa trị, đến nay thằng bé tưởng như đã chết dưới bánh xe ngày nào đã lớn và có thể tự đi lại, vệ sinh như người bình thường.

Làm cha-Làm mẹ-Làm thầy

Theo lời thầy Nhật thì những năm gần đây do nhiều cá nhân, doanh nghiệp, các nhà nhà hảo tâm đã biết đến công việc nuôi trẻ của thầy nên cũng thường xuyên đến giúp đỡ. Vì vậy, cuộc sống của các em cũng đỡ vất vả hơn rất nhiều. Chứ những năm đầu tiên khi thầy mới nhận trẻ về nuôi cuộc sống vô cùng khó khăn, chật vật.

Do làm công việc tu hành nên đời sống kinh tế của thầy không lấy gì làm khá giải, nay lại phải lo thêm mấy chục miệng ăn khiến đầu óc thầy như quay cuồng trong cái vòng luẩn quẩn “cơm áo, gạo tiền”.

thay giao bo tien tui xay nha roi tim tre mo coi ve nuoi

Nhiều nhà hảo tâm tìm đến để trao quà cho các em

“Có những hôm không còn tiền mà đến bữa cơm rồi chẳng biết làm sao mấy thầy con đành lên rẫy nhà người ta xin hái rau lang, lá mì (lá sắn) về vò nát rồi nấu thành canh để ăn. Nghĩ lại những ngày đó mà thương các con quá…” thầy Nhật chia sẻ.

Mỗi buổi chiều tối mọi người lại thấy thầy chạy đi chạy lại khắp nhà tìm quần áo, lo tắm rửa cho những đứa trẻ tinh nghịch. Nhưng có lẽ vất vả nhất là đến mỗi bữa cơm khi thầy vừa phải lo cho những đứa lớn ăn sao cho trật tự không tranh giành, tị nạnh nhau, rồi lại quay sang lo bón cơm, bón cháo cho hàng chục đứa nhỏ chưa thể tự ăn…

Nhìn cảnh thầy Nhật ngồi dỗ dành, làm trò vui để những đứa trẻ chịu ăn cơm mà những người xung quanh bật cười trong nước mắt. Vì họ biết rằng sẽ chẳng ai có thể làm được công việc mà thầy đang làm dù họ có là một người mẹ đảm đang đến mấy…

thay giao bo tien tui xay nha roi tim tre mo coi ve nuoi
Những đứa trẻ dù không lành lặn như bình thương nhưng đã có được cuộc sống bình yên

Đêm về, khi 60 đứa con của mình đã chìm sâu vào trong giấc ngủ thầy Nhật lại lặng lẽ đi sắp sếp lại từng cuốn vở, từng bộ quần áo của các con sao cho ngăn lắp. Giây phút được ngắm những đứa trẻ của mình ngủ say sưa có lẽ là giây phút thầy cảm thấy hạnh phúc nhất, đó cũng chính là những phút giây mà lòng người cha cảm thấy nhẹ nhõm, thảnh thơi nhất.

Thường là sau bữa cơm tối là lớp học của thầy Nhật bắt đầu sáng đèn, đây cũng là lúc người ta nghe thấy đủ mọi âm thanh của con trẻ từ tiếng ê..a học đánh vấn của những đứa nhỏ đến những con tính có phần hóc búa của những em cấp 2, cấp 3.

Thầy chia sẻ, gần đây có 3 em đã vào học cấp 3, trong đó có 2 em học rất giỏi nên được chọn vào một trường THPT có tiếng ở thị trấn Chư Sê. Nhờ vậy, mà thầy cũng đỡ vất vả hơn vì có những em lớn kèm những em nhỏ hơn trong việc học tập.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.