Thầy Trần Trung Hiếu: Khó có thể chấp nhận do 'lỗi kỹ thuật' ở đáp án môn Lịch sử

Thầy Trần Trung Hiếu cho rằng, Bộ phải cập nhật lại đáp án môn Lịch sử cho các em thí sinh vì "lỗi kỹ thuật" là điều khó có thể chấp nhận. 
thay tran trung hieu kho co the chap nhan do loi ky thuat o dap an mon lich su Đáp án Lịch sử THPT 2017: Thêm 2 câu hỏi đang gây tranh luận
thay tran trung hieu kho co the chap nhan do loi ky thuat o dap an mon lich su Tra cứu điểm thi THPT 2017 ở đâu nhanh và chính xác nhất?
thay tran trung hieu kho co the chap nhan do loi ky thuat o dap an mon lich su Bộ GD&ĐT cập nhật lại đáp án có 'dấu đỏ' môn Lịch sử thi THPT 2017

Liên quan đến câu chuyện Bộ GD&ĐT mới cập nhật lại đáp án một câu hỏi trong đề thi môn Lịch sử thi THPT quốc gia 2017, chúng tôi đã ghi nhận ý kiến chia sẻ từ Thạc sĩ Trần Trung Hiếu - Giáo viên dạy Lịch sử tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) để nhìn nhận kỹ hơn vấn đề này.

thay tran trung hieu kho co the chap nhan do loi ky thuat o dap an mon lich su
Thạc sĩ Trần Trung Hiếu. Ảnh: NVCC.

Thầy Trần Trung Hiếu phân tích:

"Thứ nhất, với góc độ là một giáo viên Lịch sử phổ thông hơn 20 năm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh ôn luyện thi tốt nghiệp, đại học, tôi xin chia sẻ với với Bộ GD&ĐT về tất cả những gì mà dư luận xã hội cùng đội ngũ thầy cô giáo băn khoăn, tranh luận trong mấy ngày qua về đề và đáp án môn Sử.

Rõ ràng, bên cạnh những ưu điểm, đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử THPT quốc gia 2017 có một số câu hỏi chưa ổn, chưa chặt chẽ. Tôi không bất ngờ về điều này vì đây là kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên thực hiện hình thức thi trắc nghiệm ở nhiều môn, trong đó có môn Lịch sử. Nếu có sai sót nào đó cũng dễ hiểu.

Thứ hai, nếu có sai sót dù bất kỳ từ nguyên nhân nào, sai ở mức độ nào thì cá nhân tôi cũng như dư luận xã hội cần một động thái kịp thời từ những người có trách nhiệm liên quan của Bộ GD&ĐT. Tôi không tán thành việc Bộ đổ lỗi sai sót đó từ yếu tố 'kỹ thuật'. Đó chỉ là sự biện hộ không thuyết phục.

Thứ ba, Bộ GD&ĐT cần thẳng thắn, trung thực đối mặt và nhìn nhận thực trạng này một cách thiện chí, sai thì sửa. Quan trọng hơn, đây là một bài học sâu sắc trong việc lựa chọn đội ngũ giáo viên làm công tác phản biện đề thi ở bậc phổ thông. Theo tôi, đó phải là những giáo viên thật sự có kinh nghiệm giảng dạy, có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao, có chính kiến và bản lĩnh khoa học.

Thứ tư, tôi không hoàn toàn tán thành việc ngay sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&DT tổ chức họp báo. Và cái cụm từ một kỳ thi 'an toàn' quá quen thuộc và cứ lặp đi lặp lại như một sự 'mặc định' nhiều năm nay trong các buổi họp báo.

thay tran trung hieu kho co the chap nhan do loi ky thuat o dap an mon lich su
Các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2017 tại Trường THPT Hoài Đức B. Ảnh: Đình Tuệ.

Đánh giá tổng thể, toàn diện một kỳ thi không hoàn toàn chỉ nằm trong khâu coi thi. Trong lúc đề thi, đáp án thi chưa có thời gian để dư luận xã hội và đội ngũ giáo viên, học sinh, phụ huynh góp ý, phản biện thì việc họp báo vào thời điểm đó là quá vội vàng!

Một kỳ thi cần một quá trình: Từ khâu chuẩn bị thi, coi thi, đề thi, đáp án, quy trình chấm, công bố và xét tuyển. Thực tiễn liên tục trong nhiều kỳ thi gần đây đều bộc lộ những thiếu sót trong một số công đoạn mà Bộ vừa làm vừa sửa, vừa điều chỉnh.

Thứ năm, trong các công đoạn của một kỳ thi thì khâu ra đề thi và làm đáp án là việc hết sức khó khăn và phức tạp. Dù quy trình ra đề, chọn đề, phản biện và cho giáo viên làm thử đề rất nghiêm túc, khoa học, đúng quy trình nhưng khó có thể đạt mức hoàn hảo. Vì vậy, yếu tố chọn những ai trong Ban đề thi cần cẩn trọng, không nên có chuyện vì quan hệ, tình cảm dẫn đến có sự 'vênh' về năng lực làm đề thi giữa các thành viên của Ban ra đề.

Yếu tố đặc biệt quan trọng liên quan đến chất lượng đề và đáp án chính là đội ngũ giáo viên phổ thông tham gia phản biện. Thực tiễn của nhiều kỳ thi do các Sở GD&ĐT ở các cấp độ nhiều năm qua đã bộc lộ sai sót trong khi làm đề thi, đáp án do điều động nhiều giáo viên hoàn toàn không đủ năng lực làm công việc quan trọng này.

Theo tôi, đó phải là những giáo viên: Thực sự có kinh nghiệm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi tuyển sinh vào đại hoc, cao đẳng; có chính kiến và năng lực phản biện khoa học; có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao nhất trong công việc ra đề thi. Và đồng thời gắn liền với vinh dự là trách nhiệm kèm theo những chế tài xử lý nếu để xảy ra những sai sót cơ bản về kiến thức của đề thi và đáp án".

Điều cuối cùng thầy Trần Trung Hiếu muốn được chia sẻ với Bộ GD&ĐT là, muốn đổi mới để phát triển cần triệt tiêu tư tưởng bảo thủ, chủ quan duy ý chí và phong cách hành xử theo kiểu mệnh lệnh hành chính là "trên bảo dưới phải nghe".

"Bộ GD&ĐT cần tôn trọng ý kiến góp ý, phản biện trên tinh thần xây dựng từ phía dư luận xã hội và đội ngũ các nhà giáo có tâm huyết với ngành. Đó chính mới là những kênh tham mưu trung thực nhất, công tâm nhất trong mọi chủ trương, biện pháp đổi mới ngành giáo dục", thầy Trung Hiếu nhấn mạnh thêm.

thay tran trung hieu kho co the chap nhan do loi ky thuat o dap an mon lich su Bộ thay đổi đáp án, thí sinh không 'tâm phục khẩu phục' vì mất 0,25 điểm môn Lịch sử

Sau khi Bộ GD&ĐT đưa ra đáp án khác so với ban đầu dù chỉ 1 câu hỏi trong đề thi Lịch sử THPT 2017, ...

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.